Jun 6, 2011

ASEAN cộng 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) - Hội nghị Seoul năm 2004


Tựa sách nguyên bản tiếng Anh: ASEAN plus 3 (China, Japan, Korea) - Conference in Seoul 2004 Tạm dịch: ASEAN cộng 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) - Hội nghị Seuol năm 2004 - Hướng đến Liên minh kinh tế vùng Đông Á? 
Biên Dịch: Bảo Hân, YourVietnamExpert.com
Biên tập: Karl Peter Schönfisch và Berhard J. Seliger
My ref: ATA-113

Nhà xuất bản: Hanns Seidel Foundation (Seoul) Singapore - ISBN 89 954964
Hội nhập kinh tế đã trở thành chính sách hàng đầu đối với những nhà làm kinh tế vùng Đông Á. Sau nhiều lần bị đình trệ trong việc hình thành vùng hội nhập địa phương toàn diện vì lí do lịch sử, chính trị, văn hóa và kinh tế, nội dung của cuộc hội nghị hôm nay đề cập đến các chủ đề từ Hiệp định thương mại tự do hai bên (FTA) thông qua hợp tác thị trường tài chính và tiền tệ đến việc chuẩn bị một Hội đồng kinh tế chuẩn mực toàn diện. Tính không đồng nhất của các nước Đông Nam Á và sự cách biệt trong nền tảng kinh tế cũng như trong sự phát triển kinh tế từ lâu không những đã không còn là sự trở ngại trong việc hội nhập, mà nược lại đây còn được xem là những điều bổ sung có tiềm năng. Quyển sách này giới thiệu về hai cuộc hội thảo quốc tế được tổ chức tại Seoul vào tháng 12 năm 2003 với sự đóng góp của nhiều tác giả địa phương và tác giả Đức, là những người đang khảo sát về tương lai của việc hội nhập kinh tế vùng Đông Á.

Nội dung:
1. Giới thiệu - Hội nhập kinh tế Đông Á và Châu Âu - Berhard Seliger
2. Hội đồng kinh tế các nước Đông Á - Viễn cảnh và tổng quát - Pengiran Mashor Pengiran Admad


Phần một: Hội nhập Đông Á dụa theo kinh nghiệm của Châu Âu - Những bài học giá trị
3. So sánh hội nhập kinh tế Đông Á và Châu Âu - Werner Pascha
4. Hội nhập thông qua cạnh tranh - Kinh nghiệm từ Châu Âu - Gerhard Prosi
5. Hiệp hội Châu Âu và Hội nhập Đông Á - Bài học kinh nghiệm về giá phải trả - Jinwoo Choi
6. Hộ tác về an ninh: Kinh nghiệm Châu Âu và đường lối Châu Á - Sangtu Ko
7. Khả năng và viễn cảnh đối với Hiệp định thương mại tự do của Trung quốc - Nhật Bản và Nam Triều Tiên -Những bài học từ việc hội nhập Châu Âu - Johwon Lee

Phần hai: Đông Nam Á và tiến trình hội nhập kinh tế vùng Đông Á.
8. ASEAN cộng 3 và Hội nhập kinh tế Đông Nam Á - Jose L. Tongzon
9. Hội nhập kinh tế Đông Nam Á - Viễn cảnh từ Thái Lan - Nattapong Thongpadke
10. Hiệp định tự do thương mại Đông Á - Viễn cảnh Hiệp hội Đông Nam Á - Moh Haflah Piei
11. Hội nhập kinh tế các nước Đông Á và các vấn đề liên quan đến các thành viên Hiệp hội Đông Nam Á - Phạm Quốc Trụ


Phần ba: Định hướng Cộng đồng kinh tế các nước Đông Á
12. Cộng đồng kinh tế các nước Đông Á và phạm vi hợp tác các nước Đông Á - Jae-Seung Lee
13. Hội nhập vùng Đông Á - Young Jong Choi
14. Nền tảng lí luận của ASEAN + 3 : Viễn cảnh và giới hạn - Seokwoo Kim


Về các tác giả:

  • Karl Peter Schönfisch hiện nay là trưởng văn phòng đại diện của Học viện Hanns Seidel Foundation tại Singapore và đồng thời cũng là giám đốc chương trình quản lý đào tạo địa phương. Trước đây, ông là trưởng phòng liên lạc của Học viện Hanns Seidel Foundation ở Bonn và Brussel là cũng là người đứng đầu Tổ chuyên trách Đông Nam Á Thái Bình Dương ở Munich. Ông tốt nghiệp ở trường Đại học Kỹ thuật RWTH Aachen của nước Đức với chuyên ngành Hợp tác kinh tế địa lý và kỹ thuật.
  • Berhard J. Seliger hiện nay là đại biểu của Học viện Hanns Seidel Foundation ở Seoul. Từ năm 1998 đến năm 2002, ông là giáo sủ trợ giảng ở Đại học Hankuk về lĩnh vực nghiên cứu quốc tế và từ năm 1999 là nghiên cứu sinh ở Học viện nghiên cứu hệ thống kinh tế văn hóa của Đại học Witten/Herdecke của Đức. Từ năm 1995 đến năm 1998, tiến sĩ Seliger làm việc cho Học viện về Chính sach kinh tế thuộc Đại học Christian Albrechts ở Kiel của Đức với tư cách là nghiên cứu sinh, và cũng tại đây ông cũng nhận bằng Tiến sĩ (Dr. Sc. Pol) vào năm 1998. Tiến sĩ Seliger tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Paris I Pantheon-Sorbonne. Ngoài ra Tiến sĩ còn tham gia nghiên cứu trong các học viện Đông Bắc Á về lĩnh vực Kinh tế, Hội nhập và chuyển đổi kinh tế và phát triển kinh tế Hàn quốc.
  • Pengiran Mashor Pengiran Ahmad là Phó tổng thư ký hội hiệp các nước Đông Nam Á từ tháng 8 năm 2003. Ông là Đại sứ trước đây của Brunei Darussalam khi đến Việt Nam, Bỉ, Hà Lan và Cộng đồng Châu Âu. Ông tốt nghiệp ở trường Hoàng Gia Luân Đôn (Royal College) với chuyên môn nghiên cứu về chiến lược và phòng thủ và tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Tufts, Boston với chuyên môn Quan hệ quốc tế.
  • Werner Pascha là giáo sư chuyen môn kinh tế và kinh tế các nước Đông Á tại trường Đại học Duisburg/Essen, nước Đức. Từ năm 1996 đến năm 1998, ông là Hiệu trưởng Học viện Khoa học Đông Á trực thuộc Đại học Duisburg. Từ năm 1999 ông là Hiệu phó Học viện Nghiên cứu phát triển kinh tế Thái Bình Dương. Ông tốt nghiệp băng Tiến sĩ tại trường Đại học Freiburg. Ngoài ra ông còn tham gia đóng góp tại Học viện nghiên cứu Hàn quốc tại Seoul và Đại học Kyoto Nhật Bản. Ông đã xuất bản vô số các tài liệu chuyên ngành về Đông Á, nhất là vùng Đông Bắc Á.
  • Gerhard Prosi là giáo sư danh sụ tại Đại học Kiel, nơi đây ông cũng từng là Hiệu trưởng Học viện về Chính sách kinh tế từ năm 1973 đến 2001. Hiện nay ông là phó chủ tịch của Tổ chức Herrman Ehlers. Trước đây, ông đã từng giảng dạy tại Đại học Princeton, Đại học Southern Methodist ở Dallas và Đại học Dallas, Irving. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại Đại học Marburg của Đức với chuyên ngành kinh tế. Ngoài ra, ông còn tham gia nghiên cứu về Lý luận cạnh tranh, chính sách xã hội và môi trường và các hệ thống kinh tế so sánh, bao gồm hội nhập Châu Âu.
  • Jinwoo Choi là giáo sư khoa Khoa học chính trị và ngoại giao của trường Đại học Hanyang ở Seoul, và đồng thời cũng là Phó chủ nhiệm khoa Khoa học xã hội trực thuộc Đại học Hanyang. Hiện nay ông là Tổnglánh đạo tổ chức Nghiên cứu xã hội Hàn quốc học. Giáo sư Choi tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại Đại học Washington với chuyên môn Khoa học chính tri. Ngoài ra, ông còn tham gia đóng góp vào những hiệp hội của Hàn lâm viện, ông còn là trưởng khoa Ban nghiên cứu hiệp hội Hàn quốc về nghiên cứu quốc tế và cũng là trưởng khoa ngành nghiên cứu chính trị xã hội Châu Âu.
  • Sangto Ko hiện nay là giáo sư Đại học Yonseil, Seoul. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Berlin của Đức với chuyên ngành Khoa học chính trị. Ông đã từng là Tổng thư ký Hiệp hội Hàn quốc -Đức về Khoa học xã hội. Các tác phẩm mới nhất của ông bao gồm Sự thay đổi về quan hệ Mỹ-Nga sau khủng bố ngày 11 tháng 9, tác phẩm này được xuất bản trong Global Economic Review, kỳ 31, soos2, năm 2002, Chính sach hành động của Putin về Bắc Hàn, được in xuất bản trong Tạp chí quốc tế về Nghiên cứu thống nhất Hàn quốc, kỳ 11, năm 2002.
  • Lee Jongwon là giáo sư giảng dạy môn Kinh tế quốc tế của trường Đại học Suwon. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ của trường Đại học Roma với chuyên ngành Kinh tế. Hiện nay ông là Chủ tịch bang Nghiên cứu xã hội Hàn quốc, nơi đây ông cũng đã từng là Hiệu trưởng, và là giám đốc biên tập Hiệp hội nghiên cứu thương mại quốc tế Hàn quốc. Ông đã viết rất nhiều sách và bài báo khác nhau liên quan đến chủ đề Thương mại quốc tế và Hội nhập Châu âu.
  • Jose L. Tongzon là Phó giáo sư khoa Kinh tế, trực thuộc Đại học quốc gia Singapore. Chuyên ngành của ông là Phát triển thương mại, Kinh tế vùng Đông Nam Á. Ông tham gia giảng dạy các khóa học liên quan đến phát triển kinh doanh và đã cho ra đời nhiều bài báo và tạp chí về lĩnh vực phát triển kinh doanh, các vấn đề về Cảng và luật hàng hải. Trước khi tham gia NUS, Tiến sĩ Tongzon là nhà kinh tế đứng đầu của Cảng Melbourne, nước Úc và đồng thời ông cũng là một viện sĩ ngành Dân của Úc và làm việc nhiều năm cho chính phủ Philippine trong lĩnh vực Hợp tác vùng và Chính sách thương mại. Tiến sĩ Tongzon là một thành viên rất năng động của Học viện Đặc quyền về vận tải (CIT), Hiệp hội các nhà kinh tế hàng hải quốc tế (IAME), và của các hiệp hội gồm những nhà kinh tế chuyên nghiep khác. Ngoài ra, ông cũng là nhà tư vấn cho những tổ chức chính phủ, tư nhân và quốc tế.
  • Nattaphong Thongpakde hiện nay là Trưởng khoa Phát triển kinh teess tại Học viện quốc gia phát triển hành chính Thái Lan. Ông là chuyên viên tư vấn của chương trình Quan hệ kinh tế quốc tế của Học viện nghiên cứu phát triển Thái Lan. Ông tốt nghiệp tại trường Đại học Boston về chuyên ngành Kinh tế. Những tác phẩm mới nhất của ông chuyên về đề tài Những vấn đề thương mại, Phát triển kinh tế Thái Lan và Hợp tác song phương trong vùng Đông Á.
  • Mohd Hafla Piei hiện nay là Hiệu phó Học viện Kinh tế Malaysia, một trong những nhóm chuyên gia cố vấn độc lập hàng đầu với trụ sở tại Kuala Lumpur. Trước khi tham gia MIE, từ năm 1995, Tiến sĩ Mohd Hafla Piei là giáo sư trợ giảng và trưởng khoa ngành kinh tế tại Đại học quốc gia Malaysia ở Kuala Lumpur. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ với chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Lancaster, nước Anh vào năm 1983. Ông liên tục làm việc và không ngừng đóng góp vào lĩnh vực Thương mại quốc tế, nhất là những vấn đề liên quan đến việc Hội nhập kinh tế quốc tế. Ông cũng là nhà tư vấn trong các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (Manila), Ngân hàng Phát triển thuộc đạo Hồi (Jeddah), UNDP (Kuala Lumpur), ISEAS (Singapore), Trung tâm Đông-Tây (Honolulu), Học viện Ngoại thương quốc tế Nhật Bản (Tokyo), Học viện Phát triển Ngân hàng Châu Á (ADBI, Tokyo), IDE (Tokyo), Tổ chức Hòa bình Sasakawa (Tokyo), Hội Thư ký ASEAN, Tổ chức Á-Âu (ASEF, Singapore). Tiến sĩ Mohd Hafla là thành viên được chính phủ Malaysia bầu chọn làm đại biểu cho quốc gia tham gia Lực lượng đặc nhiệm cao cấp của Hội Thương mại tự do ASEAN-AFTA-SIR thuộc Ban Thư ký ASEAN tại Jakata. Ông đã cho ra đời rất nhiều sách và tạp chí chuyên ngành của ông.
  • Phạm Quốc Trụ hiện nay là Phó tổng giám đốc Ban Hợp tác Kinh tế đa phương của Bộ Ngoại Thương Việt Nam. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ với chuyên ngành Khoa học chính trị tại Đại học Layal, Canada. Ông không ngừng đóng góp vào quá trình hội nhập Đông Á qua những cuộc thương lượng đa phương của ông. Những tác phẩm sách và nhúng tác phẩm gần đây của ông nói về Vai trò của Việt Nam trong Kinh tế thế giới, Những vấn đề thương mại và hội nhập vùng.
  • Jae-Seung Lee là giáo sư trợ giảng Học viện Ngoại thương và An toàn quốc gia, thuộc Bộ ngoại thương thương mại Hàn quốc. Giáo sư Lee đã từng giảng dạy tại Đại học Yale, Đại học Quốc gia Seoul và nhiều Học viện hác ở Hàn quốc. Giáo sư Lee đã từng tham gia viết soạn thảo Báo cáo EAVG và xuất bản nhiều sách báo về đề tài Hợp tác Đông Á. Chuyên ngành của ông là Hội nhập Châu Âu và Kinh tế chính trị quốc tế. Giáo sư Lee tốt nghiệp Cử nhân với chuyên ngành Khoa học chính trị tại Đại học quốc gia Seoul, đạ bằng Tiến sĩ và Thạc sĩ tại Đại học Yale với chuyên ngành Khoa học chính trị.
  • Yound-Jong Choi là giáo sư khoa Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Công giáo Seoul. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại Đại học Washington, Seattle.
  • Seokwoo Kim là giáo sư trợ giảng ngành Quan hệ quốc tế tại đại học Seoul. Ông tốt nghiệp bằng Tiến sĩ tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill với chuyên ngành Khoa học chính trị.


Biên Dịch: Bảo Hân, YourVietnamExpert.com
For English text, click here

About YourVietBooks.com
YourVietBooks is a collection of books on Vietnam for Readers who are interested in Vietnam's History, Culture, Language, Economy, or Business. Most titles are in English, but some are only available in French or Vietnamese. We can provide interested parties an accurate translation of some parts of the books for your research purposes. Translations are done by YourVietnamExpert's qualified and experienced translators. Contact Us for a quote.