Aug 31, 2018

GT sách tham khảo về ASEAN - Vietnamese studies on ASEAN


Vietnamese studies on ASEAN

Hiến chương ASEAN và Cộng đồng ASEAN
Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn, Luận Thùy Dương, Khổng Thị Bình, Hà Anh Tuấn
Năm xuất bản: 2010
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Số trang: 351 trang
Phụ lục A- Hiến chương ASEAN
Phụ lục B- Tuyên bố Hòa hợp ASEAN-II
https://www.dav.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/cac-an-pham-khac/94-an-pham-moi/526-150-cau-hoi-va-dap-ve-asean-hien-chuong-asean-va-cong-dong-asean.html
https://www.dav.edu.vn/images/thong-tin-tu-lieu/an-pham-khac/an-pham-moi/526/BiaASEAN.jpg

Đường lối Chính sách Đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới
https://www.dav.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/cac-an-pham-khac/94-an-pham-moi/518-duong-loi-chinh-sach-doi-ngoai-viet-nam-trong-giai-doan-moi.html
Năm xuất bản: 2011
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Số trang: 367 trang
https://www.dav.edu.vn/images/thong-tin-tu-lieu/an-pham-khac/an-pham-moi/518/Duong%20loi%20CSDN%20VN%20trong%20giai%20doan%20moi.jpg

Kỷ yếu hội thảo ASEAN-EU lần thứ 3 - Xây dựng cộng đồng, quan hệ song phương / Hai khu vực và ngoại giao kinh tế
Năm xuất bản: 2011
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Số trang: 448
Do Học viện Ngoại giao, Viện nghiên cứu châu Âu Đại học Tự do Bruelles,
Phái đoàn Đại diện Liên minh châu Âu tại Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 9-10 tháng 12 năm 2010 với sự hỗ trợ của các Đại sứ quán Hung-ga-ri, Tây Ban Nha và Bỉ tại Việt Nam
https://www.dav.edu.vn/images/thong-tin-tu-lieu/an-pham-khac/an-pham-moi/523/BiaHTAEWeb.jpg

(Source: http://www.dav.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/tap-chi-ncqt/cac-so-da-xuat-ban/nam-1996.html)

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature.

WARNING: GOOGLE MAY USE SOME COOKIES, ANALYTICS AND ADSENSE ON THIS BLOG, BUT AS BLOGGER, WE DO NOT USE ANY COOKIES OURSELVES.

GT dự án dịch sách về đạo đức trong giáo dục

GT dự án dịch sách về đạo đức trong giáo dục, sức khỏe, thay đổi khí hậu và thế giới ảo

Original Title: Globalisation of Concern II: Essays on Education, Health, Climate Change and Cyberspace (2012), TG Aidan G. Msafiri, ISBN 978-2-940428-46-5, http://Globethics.net/ Focus No. 8, Publisher: http://Globethics.net/

Chào các bạn,

Tôi là Anh Thơ, Giáo sư giảng dạy Marketing và Communication, hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ tại Đại học Paris-Est University tại Pháp, và là sáng lập viên của http://YourVietbooks.com/ với sứ mệnh giới thiệu sách về Việt Nam cho thế giới bên ngoài, và giới thiệu sách nước ngoài đến với người Việt qua một số sách được chọn lọc với mục đích đào tạo và giáo dục.

Chúng tôi đã bắt đầu dịch cuốn sách đầu tiên về giáo dục, với sự tham gia của các dịch giả học viên từ Việt Nam.

Cuốn sách tiếng Anh có tựa đề là "Essays on Education, Health, Climate Change and Cyberspace" ISBN 978-2-940428-46-5 (online version) do Giáo sư và Mục sư Triết và Đạo dức học Dr Aidan G Msafiri, trường Đại học Tanzania và là thành viên của ban giám đốc điều hành Globethics.net Foundation, một tổ chức quốc tế đóng tại Geneva có sứ mệnh khuyến khích về phong cách sống, lao động và học tập với chuỗi giá trị và văn hóa dựa trên nhân bản.

Hy vọng việc dịch sách sẽ là một công cụ để hòa hợp và hòa giải các dân tộc trên thế giới xóa bỏ hận thù và tìm cái thiện để cùng vươn lên.

Các bạn cố gắng nhé.

Anh Thơ Andres



About YourVietbooks.com YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

Aug 10, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - 7 đại triết gia Trung Quốc đời Chu - Tần

Trích lời tựa:


Ông Giám Đốc Cơ Sở Xuất Bản và Phát Hành Đại Nam California có ngỏ ý với tôi, muốn được xuất bản những tác phẩm thuộc các lãnh vực văn học, lịch sử và triết học Trung Hoa mà trước cũng như sau năm 1975, ít có ai dịch và soạn...

Được lời khuyến khích của nhà xuất bản, tôi bắt tay ngay vào việc biên soạn "Bảy đại triết gia Trung Quốc đời Chu Tần". với mục đích giới thiệu tổng quát, bảy vị thánh hiền cổ xưa là: Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Mặc Tử và Hàn Phi Tử, tiêu biểu cho triết học Trung Hoa truyền thống, có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến nền văn hóa và đời sống văn minh của quốc gia, dân tộc Trung Hoa.


Đã là giới thiệu tổng quát, thì chỉ điểm qua thân thế, sự nghiệp và luận thuyết chính yếu của các nhân vật đó, trong khuôn khổ giới hạn thôi. Nếu muốn đi sâu vào các luận đề học thuyết tương quan, thì cần phải nghiên cứu thêm nhiều tác phẩm của các triết gia đó, cùng những bài bình luận của các học giả đời nay.


Để độc giả khỏi phải mất quá nhiều thời giờ, khi đọc cuốn sách này, tôi tự yêu cầu phải soạn theo những điều kiện sau đây:

  • Phần giới thiệu cuộc đời của các nhân vật đó, tuy vắn tắt, nhưng không bỏ sót những tao ngộ hệ trọng.
  • Phần luận thuyết của các nhân vật đó, không nên diễn tả quá dài dòng, nhưng phải tương đối đầy đủ, để giúp người đọc thấy rõ tư tưởng của triết gia đó, thuộc học phái nào, đạo nào.
  • Giảm đến mức tối thiểu, trường hợp trích dẫn lời nói của nhân vật tương quan, bằng cổ văn Hán tự.
  • Cố gắng hành văn cho ngắn gọn, giản dị, để độc giả thanh niên hải ngoại dễ hiểu.
Ý nghĩ của tôi như vậy đúng hay sai, và đã làm được tới mức nào, mong quý vị Hán học cao minh lão thành. chẳng tiếc lời vàng ngọc chỉ giáo cho.

Ngô Xuân (maxreading.com)

Contents:

#Tựa đềSố lần xem
1Lời Nói Đầu563
2Khổng Tử1520
3Lão Tử591
4Mạnh Tử773
5Trang Tử339
6Tuân Tử991
7Mặc Tử485
8Hàn Phi Tử1202


About YourVietbooks.com
YourVietBooks recommends a selection of books and articles on Vietnam and about Vietnam, available partly in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Samples of their work are displayed under 'Comments' of each corresponding posting with the translator's reference. Contact Anh Tho Andres, yourvietbooks@gmail.com for more information on our services.

Aug 9, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers: Lao Tzu (570 B.C - ?)

 Original Title in Vietnamese

By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com

Lão Tử


1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, người Khổ huyện, nước Sở, sinh vào đầu năm Chu Linh Vương, khoảng 570 tr. CN tuy cùng thời với Khổng Tử, nhưng lớn hơn mười chín tuổi. Một việc mà người đời sau hay nhắc tới, là có lần Khổng Tử thỉnh giáo cùng Lão Tử. Cứ theo sách cổ ghi lại, thì nội dung cuộc hội đàm đó như sau (dịch theo ý chính cổ văn Hán):


Khổng Tử thưa: "Khâu tôi nghiên soạn Lục kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch và Xuân Thu. Tự coi đó là văn hiến lâu đời, biết đâu lại là đồ cũ. Đến với những bảy mươi hai vì vua, tham luận về đạo lý của tiên vương, giới bày về thành quả của đương triều, song chẳng được vị nào áp dụng cả. Đáng tiếc thay, sao người ta khó khuyên bảo thế, đạo lý khó sáng tỏ thế”


Lão Tử đáp: "(Bởi vì) những gì mà Ngài đưa ra trình bày, xương cốt của những người đó đã mục nát lâu rồi, chỉ còn lời nói ghi lại thôi. Cũng may là Ngài chưa gặp được vị nào gọi là vua tế thế. Lục kinh của Ngài đều là những vết cũ của tiên vương... Vết là do dấu chân đã qua mà để lại, nhưng vết là vết, chứ đâu phải bước chân đi? Nếu Nhân Nghĩa là ngôi nhà cổ của tiên vương, thì ta chỉ có thể trọ tạm một đêm thôi, chớ nên ở lâu... Nếu cứ để cho Nhân Nghĩa ăn sâu vào lòng, là làm rối thêm lòng, tai hại lớn đấy . Tôi có nghe, người ta đem vật quý giấu dưới chân tường đổ nát, quân tử có đức cao, thì dáng trông như đần độn vậy. Thôi, hãy bỏ cái khí phách kiêu hãnh và lòng ước muốn của Ngài đi. Phong cao chí lớn, đều vô bồ cho bản thân. Lời tôi khuyến cáo Ngài, chỉ có bấy nhiêu đó thôi".

Aug 8, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers : Mencius (372 -289 BC)


Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com


Mạnh Tử (372 – 289 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời


Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sanh vào năm thứ tư Chu liệt Vương, 372 tr. CN. Sau 107 năm, tính từ khi Khổng Tử qua đời. Người ta được biết về thân thế của Mạnh Tử, có phần ít hơn Khổng Tử, nhất là chẳng ai được rõ đời sống thời thơ ấu của Người ra sao. Tục truyền về truyện "Mạnh mẫu (mẹ thân sanh Mạnh Tử) tam thiên". (Để chọn láng giềng tốt cho Mạnh Tử, bà mẹ đã phải dời chỗ ở những ba lần), theo kết quả khảo cứu, thì chẳng có sự thật đó.


Mạnh Tử vốn là hậu duệ của Mạnh Tôn, thuộc dòng dõi Lỗ công, vì đã di cư sang xứ Châu (nước nhỏ phụ thuộc vào Lỗ), nên coi như là người Châu. Mạnh Tử theo học thầy Tử Tư từ thuở trẻ (Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử), bình sinh lấy việc tuyên dương đạo Khổng làm chí hướng, cho nên đến thời trung niên, cũng như Khổng Tử đời trước, chu du qua nhiều nước như Tống, Tuyết, Tề, Nguỵ, Lỗ, Châu, Lương v.v... Căn cứ theo sách "Mạnh Tử", thì những nhân vật chính trị đương quyền mà Mạnh Tử đã được tiếp xúc là Lương Huệ Vương, Lương Tương Vương, Tề Tuyên Vương, Châu Mục Công và Đằng Văn Công.


Trong lịch trình chu du liệt quốc, Mạnh Tử đến nước Lương vào năm 320 tr. CN bởi lúc đó, Lương Huệ Vương đang chiêu sính hiền sĩ bốn phương. Khi Mạnh Tử bệ kiến Lương Huệ Vương, câu đầu tiên vua Lương nêu ra ngay, là vấn đề có tính cách tiêu biểu cho các quốc gia đương thời: "Hà dĩ lợi ngô quốc?" (Làm sao để có lợi cho nước ta?). Đứng vào lập trường của nhà cầm quyền, Lương Huệ Vương coi trọng vấn đề công lợi vì nước, chẳng có gì là sái cả, nhưng với một hiền sĩ coi nhân nghĩa là lý tưởng cao cả nhất như Mạnh Tử, thì đó là điều hại, cho nên đã xây ra cuộc tranh luận dữ dội về Nghĩa và Lợi, giữa Lương huệ Vương cùng Mạnh Tử. Khi đã kiên trì giá trị Nhân Nghĩa cao hơn công lợi, thì lời của Mạnh Tử không thể nghe lọt vào tai vua Lương được, Người đành tạm thời lưu lại nước Lương, để chờ cơ duyên khác. Sang năm sau Huệ Vương mất, con là Tương Vương lên kế vị, Mạnh Tử lại được triệu kiến vấn chính, nhưng đã bỏ Lương sang Tề, bởi hoàn toàn thất vọng với Lương tương Vương, "Trông thì chẳng giống một vị chúa, gần thì chẳng thấy có uy nghi tí nào” như lời Mạnh Tử đã đánh giá.

Aug 7, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Trang Tử

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com

Trang Tử


1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay, ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người ra sao.

Aug 6, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Mặc Tử (479 – 381 BC)

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com


Mặc Tử (khoảng 479 – 381 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời


Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng.


Mặc Tử là một nhân vật cực lực phản đối chiến tranh, đã từng du hành qua các nước Tề, Vệ, Tống, Ngụy, Việt và Sở, đến đâu cung tuyên truyền thuyết "Phi công". Có lần Tề sắp ra quân đánh Lỗ, Mặc Tử tức tốc sang gặp thẳng tướng Tề là Hạn Ngưu, nhắc lại sự tích Ngô đánh Việt, hạ Sở, phá Tề đều đắc thắng cả, song kết cuộc là quốc phá gia vong, Ngô vương Phù Sai chết thảm, rồi kết luận rằng: Tề mà đánh Lỗ là một hành động sai lầm to". Tiếp theo, Mặc Tử xin bệ kiến Tề vương, ví chiến tranh là con dao hai lưỡi, thuyết phục được vua Tề, bỏ ý định đánh Lỗ.

Aug 3, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers : Confucius (551-479)

Original Title in Vietnamese: Khổng Tử
By Author: Ngô Quân
Publisher: Dai Nam California
Source: maxreading.com 


Khổng Tử (551 – 479 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan Thị, thân sinh Khổng Tử.

Cha là một chiến sĩ anh dũng, nhưng chẳng may mất sớm vào năm Khổng Tử mới lên ba tuổi. Kế đó chẳng bao lâu, mẹ lại qua đời, Khổng Tử trở thành đứa con mồ côi, trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học, năm ba mươi tuổi đã là một nhà học vấn nổi tiếng. Năm đó, Khổng Tử bắt đầu nhận dậy học trò, là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến, vốn chỉ con em vua quan, hàng quý tộc mới có dịp học hỏi từ chương.

Aug 2, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Tuân Tử (298 – 238 BC)

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com


Tuân Tử (298 – 238 trước Công Nguyên)

 1. Sơ Yếu Cuộc Đời
 
Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết "Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm "Tế tửu , một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu. Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. 

Aug 1, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Hàn Phi Tử (280 – 233 BC)

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com

 

Hàn Phi Tử (280 – 233 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời


Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo hợc đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận ".

May 30, 2018

GT sách: MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI


GT sách: NGÔ THẾ VINH, MEKONG-CỬU LONG 2011 NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI


123


DẪN NHẬP:

Vậy mà đã 54 năm kể từ ngày Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 16 năm kể từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong[1995]. Trung Quốc đã và đang tiếp tục xây những con đập thủy điện khổng lồ chắn ngang dòng chính thượng nguồn sông Mekong, Thái Lan có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay lại có thêm dự án 12 con đập hạ lưu.

Đến nay 2011, Trung Quốc đã hoàn tất 4 trong số 14 dự án đập Vân Nam. Con đập thứ 5 Nọa Trác Độ / Nuozhado lớn nhất cũng đang được tiến hành xây cất cùng với con đập thứ 6 Công Quả Kiều / Gongguoqio. Sau con đập Tiểu Loan, chỉ trong vòng 2 năm nữa, , khi con đập Nọa Trác Độ khổng lồ hoàn tất, có thể nói về tổng thể Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch chuỗi đập bậc thềm Vân Nam và làm chủ dòng sông Mekong.

Không có dấu hiệu các dự án xây đập thủy điện trên suốt dọc chiều dài sông Mekong sẽ chậm lại. Tuy chỉ với 4 con đập Vân Nam, các quốc gia hạ nguồn đã bắt đầu chịu những hậu quả “nhãn tiền”: những cơn lũ bất thường trong Mùa Mưa, nhiều khúc sông cạn dòng trong Mùa Khô và nạn nhiễm mặn trầm trọng hơn nơi Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ngót 70 triệu cư dân trong Lưu vực Sông Mekong và gần 20 triệu dân vùng ĐBSCL đang và sẽ phải làm gì để thích nghi và sống còn?

Ủy Hội Sông Mekong / MRC đã chứng tỏ vô hiệu và không có một nghiên cứu cụ thể nào về các biến đổi hạ nguồn do tác động từ các con đập Vân Nam. Các quốc gia Mekong không thể trông chờ các hoạt động thiếu hiệu quả của MRC lâu hơn nữa, mà phải tự cứu mình làm các nghiên cứu này, đi tìm những giải pháp và công bố trên các diễn đàn quốc tế.

Và đang có manh nha một sáng kiến từ Hội Sinh Thái Việt: tiến tới vận động hình thành một Tổ Chức Lancang-Mekong mở rộng với 6 quốc gia bao gồm cả Myanmar và Trung Quốc.

Source: Đây là nội dung của 2 bài viết ngắn: một của nhà văn Ngô Thế Vinh, tác giả cuốn Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, một của kỹ sư Phạm Phan Long, thành viên sáng lập Hội Sinh Thái Việt http://www.vietecology.org.

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese.



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

Tài liệu tham khảo: Quan hệ Việt-Mỹ (1963)


GT tài liệu tham khảo sử về quan hệ Việt-Mỹ (1961-1963)

Declassified documents on Vietnam War (1961-1963)

1- FRUS 1961-1963, Volume III: Vietnam January - August 1963: http://www.historymatters.com/archive/contents/vietnam/conten ts_vietnam_frus_61-63_3.htm

2- FRUS 1961-1963, Volume IV: Vietnam August - HỒ SƠ MẬT 1963 TỪ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ 11 December 1963:

http://www.historymatters.com/archive/contents/vietnam/conten ts_vietnam_frus_61-63_4.htm

Source: http://www.historymatters.com

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese.



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

GT Sách tham khảo từ các nguồn Tài liệu của Chính phủ Mỹ (FRUS)

GT Tập sách Hồ Sơ Mật 1963, từ các nguồn tài liệu của Chính phủ Mỹ

Hồ Sơ Mật 1963 giới thiệu với quảng đại độc giả một nguồn tài liệu tham cứu của chính phủ Mỹ, ký tự là FRUS, vốn khá quen thuộc với giới nghiên cứu nhưng lại vẫn còn xa lạ với độc giả Việt Nam. 
 
Tập sách nầy gồm 26 tài liệu, trong đó hơn 80%, 21 tài liệu, là của chính phủ Mỹ. Những văn bản nầy của chính phủ (Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình, …) gồm 12 tài liệu, hơn 57%, là của Bộ Ngoai Giao Mỹ. 9 tài liệu còn lại là của Tòa Bạch Ốc (Cục An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations). 

FRUS, ký tự viết tắt của cụm từ Foreign Relations of the United States, là một tập hợp các tài liệu lịch sử chính thức liên hệ đến các quyết định quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ đã được giải mật và biên tập để công bố. Những tài liệu nầy do Văn phòng Sử gia (Office of the Historian) thuộc Bộ Ngoại giao soạn thảo và chịu trách nhiệm xuất bản, và do Sở Ấn loát Chính phủ (Government Printing Office) in ấn phát hành. 

Tập hợp tài liệu đồ sộ nầy bắt đầu từ các biến cố ngoại giao từ thời chính quyền của Tổng thống Abraham Lincoln (1861) cho đến ngày nay. 
 
Riêng tài liệu liên hệ đến Việt Nam dưới nhiệm kỳ Tổng thống Kennedy thì gồm 4 Tập, phủ dài thời gian 3 năm từ 1961 đến 1963. Hai tập cuối cùng, Tập III và Tập IV, được phát hành vào năm 1991 và  phổ biến Online trên Internet vào đầu thập niên 2000. 

Độc giả người Việt ở hải ngoại, ngay cả ở Mỹ, cũng ít nghe nói đến kho tài liệu đồ sộ và quý giá đã đựợc giải mật khá đầy đủ và dễ dàng truy cập Online nầy. Chỉ một số nhà nghiên cứu nghiêm túc là biết từ rất sớm về FRUS. 

[Ví dụ: ...]  Cách đây hơn 10 năm, trong bài viết ―Toàn Trị và Ngoại Thuộc vào tháng 5 năm 2003, giáo sư Cao Huy Thuần ở Pháp đã sử dụng 50 nguồn trích dẫn từ FRUS trong tổng số 53 cước chú của ông. Còn trong tiểu luận công phu ―„Phiến Cộng‟ trong Dinh Gia Long hoàn thành vào tháng 8 cũng năm 2003, tiến sĩ Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu ở Mỹ đã sử dụng 49 tham chiếu từ FRUS trong tổng số 149 cước chú của ông.

Sở dĩ FRUS đạt được độ tin cậy khá cao, do đó mức sử dụng khá nhiều, trong các công trình nghiên cứu là vì ba lý do: 
  • (i) Nói chung, FRUS là những tài liệu mật hoặc tuyệt mật (TOP SECRET) được trao đổi giới hạn giữa một số ít giới chức hành pháp rất cao cấp của Mỹ. Nội dung của những tài liệu nầy thường được làm cơ sở hoặc công cụ để thiết lập chính sách hoặc kế hoạch hành động cấp quốc gia, nên độ trung thực và tính chính xác của tài liệu, dù có lợi hay có hại cho chính quyền Mỹ, đều luôn luôn được người soạn thảo tài liệu cố gắng giữ ở mức tối đa; 
  • (ii) Cơ chế vận hành Check and Balance (Kiểm soát và Quân bình) của chính phủ Mỹ [và sau nầy với việc ban hành Freedom of Information Act năm 1966 (Đạo luật về Quyền tự do tiếp cận Thông tin)] cho phép hai ngành Lập pháp và Tư pháp cũng như bất kỳ người dân nào, sớm hay muộn, cũng truy cứu được thông tin của chính phủ. Thậm chí nếu cần, có thể xin tòa án can thiệp (subpoena) để được tiếp cận tài liệu. Vì biết rõ và vì làm việc trong khung nguyên tắc đó từ lâu nên trong quá trình hình thành các tài liệu, giới chức chọn lựa và soạn thảo FRUS đã phải cố gắng tránh những HỒ SƠ MẬT 1963 TỪ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ sai lầm, sơ hở, tối nghĩa, lạc dẫn, suy đoán, thậm chí dối trá, … ở mức tối đa; 
  • (iii) Tinh thần và đạo đức học thuật của giới nghiên cứu Mỹ là khá cao, lãnh vực nghiên cứu là khá đa dạng, và tranh chấp học thuật thì gay gắt trên trường quốc tế. Do đó, những học giả luôn đòi hỏi các nguồn cung cấp tài liệu, dù trong hay ngoài chính phủ, dù lãnh vực an ninh quốc gia hay bất kỳ lãnh vực nào, cũng phải duy trì một mức độ chuyên nghiệp trong các tài liệu để họ có thể tin tưởng sử dụng. Trong lãnh vực bang giao quốc tế có liên hệ đến Mỹ, FRUS là công cụ làm việc của giới nghiên cứu nên cũng phải chuyên nghiệp ở mức tối đa. Đó ít nhất là những lý do vì sao FRUS có độ khả tín khá cao. 
Do đó, một cách cụ thể, công trình nghiên cứu nghiêm túc nào về quan hệ Việt-Mỹ trong thập niên 1960‘ mà không tham chiếu FRUS thì cũng là điều thiếu sót.

  (Source: http://thuvienhoasen.org/images/file/3wgfa51G0QgQAHUi/ho-so-mat-1963-final-dec-11-2013.pdf)

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

May 27, 2018

GT Dịch giả: Phạm Nguyên Trường

How small the World has become!

Thanks to Nobel prize winner, I discovered another like-minded colleague, Blogger and Translator Pham Nguyen Truong. Here is what he said about Svetlana Alexievich:

"Svetlana Alexievich có một tiểu sử thật đặc biệt, có thể nói bà là người công dân lý tưởng của thế giới. Svetlana Aleksandrovna Alexievich (tiếng Bạch Nga: Святлана Аляксандраўна Алексіевіч) sinh ngày 31 tháng 5 năm 1948 ở Ucraine, thuộc Liên Xô cũ. Cha bà là người Bạch Nga, còn mẹ là người Ukraine. Sau này cả gia đình đã chuyển về sinh sống ở Bạch Nga. Từ đầu những năm 2000, bà sống ở Ý, Pháp, Đức, Thụy Điển và từ năm 2013 thì trở về sống ở Minsk (Bạch Nga).

Giọng điệu văn chương của bà gắn bó mật thiết với cuộc đời bà. Chính bà từng nói rằng mình là “cái tai”. Bà nghe, ghi nhớ, ghi chép, tái tạo và sắp đặt lại. Bà biến cái riêng thành tài sản chung của xã hội, bà kể về những điều chưa ai biết, bà nhắc lại những chuyện mà người ta đã quên. Tác phẩm “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ” - là những câu chuyện về những người phụ nữ ngoài mặt trận, tác phẩm “Những chiếc quan tài thiếc” (Цинковые мальчики) – viết về những chiến sĩ ở Afghanistan, tác phẩm “Thời đại Second-hand” (Время сэконд хэнд) – kể về những năm 1990."

About the Author (in Vietnamese):

Tên thật: Phạm Duy Hiển Sinh: 1951 Tốt nghiệp đại học ở Liên Xô: 1975. Sống và làm việc tại Vũng tàu từ 1985. Bút danh: Phạm Minh Ngọc trên Talawas. Tác phẩm đã xuất bản: 1.Đường về nô lệ - dịch từ nguyên bản tiếng Anh, nhà xuất bản Tri thức, 2009. 2.Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội - dịch từ nguyên bản tiếng Nga, nhà xuất bản Tri thức, 2009. 3.Về trí thức Nga, - Tập tiểu luận, dịch từ nguyên bản tiếng Nga, nhà xuất bản Tri thức, 2009. 4.Tâm lí đám đông và phân tích cai tôi, in trong tác phẩm Tâm lí học đám đông, Nhà xuất bản trí thức, 2009. 5.Lược khảo Adam Smith, dịch từ tiếng Anh, nhà xuất bản trí thức, 2010. 6. Thị trường và đạo đức, dịch từ tiếng Anh, nhà xuất bản tri thức, 2012. 7. Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783, dịch từ nguyên bản tiếng Anh, nhà xuất bản tri thức, 2012. 8. Catalonia -Tình yêu của tôi, NXB Lao Động, 2013. 9. Chủ nghĩa tự do truyền thống, dịch từ tiếng Anh, NXB TT, 2013. 10. Các mô hình quản lí nhà nước hiện dại, dịch từ tiếng Anh, NXB TT, 2013. 11. Các nhà vô địch ẩn danh của thế kỉ XXI, dịch từ tiếng Anh, NXB TT, 2013. Được giải dịch thuật 2012 của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh (29/03/2013).


Source: http://phamnguyentruong.blogspot.ch/2015/10/svetlana-alexievitch-giai-nobel-van-hoc.html



About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

GT Sách tham khảo - Chính đề Việt Nam

GT sách: Tùng Phong, Chính đề Việt Nam 

Références bibliographiques 


BAINVILLE, Jacques, Histoire de France, Plon
CHURCHIIL, Winston, Mémoires sur la Deuxième guerre mondiale, Plon
COOMARASWAMY, Awanda K., Hindouisme et Bouddhisme
DE GAULLE, Charles, Mémoires de Guerre, Plon
DURANT, Will, Histoire de la civilisation,
ETIENNE, Gilbert, La Voie Chinoise
FALL, Bernard, Indochine 1946-1962, L'histoire que nous vivons
GEORGE, Pierre, Géographie sociale du Monde, Presses universitaires de France
HAYWARD, Fernand, Histoire des Papes
KOESTLER, Arthur, Le Lotus et le Robot, Calmann-lévy
LACOUTURE, Jean, La fin d'une guerre, Indochine 1954, Seuil
LE, Thành Khôi, Histoire du Viet Nam
MAO, Tse Toung, La Guerre Révolutionnaire
MARX, Karl, Le Manifeste du Parti Communiste, la lutte des classes
MAUROIS, André, Histoire d'Angleterre
MENDE, Tibor, Conversations avec Nehru, Aux Pays des Moussons, Asie du Sud-est
MITTERAND, Francois, La Chine au Défi
MIGOT, André, Le Bouddha, Le Club francais du livre
NEHRU, Jawaharlal, The Discovery of India. Glimses of World History, Meridian books(London)
PERROUX, Francois, L'économie des jeunes nations. Industrialisation et groupement des nations
RIBBENTROP, Joachim von, De Londres à Moscou
RUSSELL, Bertrand, La Philosophie Occidentale
SAINT PHALLES, Alexandre de, Tour du Monde (I à VI)
SCHWEITZER, Albert Dr., Les Grands Penseurs de l'Inde
SPENGLER, Oswald, Le Déclin de l'Occident, Gallimard)
TABOULET, Georges, La geste française en Indochine: 1858-1912
TOYNBEE, Arnold, A Study of History, Oxford
TOURNOUX,J., Secrets d’état, Plon
TRUMAN, Harry, Mémoires
VU, Quoc Thuc, Economie Communaliste au Viet Nam
ENCYCLOPÉDIE DE LA PLÉIADE Histoire Universelle, Litérature Universelle
HISTOIRE ILLUSTRÉE DE LA RUSSIE, Gallimard

(Source: http://hon-viet.co.uk/NgoDinhNhu_ChinhDeVN_KetLuan.htm)

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese.

WARNING: GOOGLE MAY USE SOME COOKIES, ANALYTICS AND ADSENSE ON THIS BLOG, BUT AS BLOGGER, WE DO NOT USE ANY COOKIES OURSELVES.



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

Apr 30, 2018

Book review: Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy


GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH 
Khi đồng minh tháo chạy gồm có năm phần, chia ra làm hai mươi chương, mỗi chương đều được tác giả đặt cho một tiêu đề giải thích ý chính của chương đó. Tác phẩm gồm 705 trang, trong đó có hơn 170 trang phụ lục (từ trang 497 tới trang 701), gồm bản sao của những tài liệu mật trao đổi giữa ba tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford và Nguyễn Văn Thiệu. Một số thư từ, tài liệu trong phụ lục đã được tác giả dịch đưa vào trong sách để làm sáng tỏ thêm chủ đề của tác giả. Ngoài ra là Ghi Chú, Sách Tham Khảo, và Danh Mục để người đọc tham khảo đánh giá sự trung thực của những điều tác giả trích dẫn hay viện dẫn.
Lời nói đầuSao lẹ thế
Ngày 10 tháng 3 năm 1975 Quân đội Bắc Việt đánh chiếm Ban Mê Thuột. Đến ngày 30 tháng 4 đã tiến vào Sài gòn. Tốc độ như vũ bão, vỏn vẹn chỉ có 52 ngày? Không lẽ một cuộc chiến kéo dài tới hai mươi năm, đến khi kết thúc lại nhanh như vậy?
Phần 1làm sao thoát khỏi vũng lầy
  • Chương 1: Việt Nam bầu Nixon
  • Chương 2: Kissinger, ông là ai?
  • Chương 3: Củ cà rốt và cái gậy
  • Chương 4: Lui vào bóng tối
Phần 2Thân phận tiểu quốc
  • Chương 5: Tự túc tự cường
  • Chương 6: Cú sốc mùa Thu
  • Chương 7: Làm thế nào để bớt lệ thuộc?
Phần 3Khi đồng minh tháo chạy
  • Chương 8: Năm của định mệnh
  • Chương 9: Nhát gươm đao phủ
  • Chương 10: Lúc tuyệt vọng
  • Chương 11: Che giấu Quốc hội, nhân dân Hoa kỳ
    Sau bao nhiêu thủ đoạn của Kissinger, vào lúc sắp hạ màn, lại thêm một chuyện khó hiểu: nhân dân Hoa Kỳ không được nghe những lời cầu cứu của nhân dân Miền Nam, vì đã không có dấu vết gì là hai lá thư của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa cầu cứu Quốc hội Hoa Kỳ đã tới nơi“!
  • Chương 12: Hãy giúp chúng tôi / Một ân huệ cuối cùng
  • Chương 13: “Sao chúng không chết phứt cho rồi!”
Phần 4Rước của nợ hay được của có?
  • Chương 14: Ai không muốn di tản người Việt?
  • Chương 15: Vào để giúp… Ra lại bắn nhau?
    Các em nữ sinh Việt Nam mặc đồng phục màu trắng, đứng dàn chào trên bãi biển, chờ đón để cài hoa lan lên áo người chiến sĩ đồng minh. Hôm đó là ngày 8 tháng 3 năm 1965. Hai sư đoàn Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng. Họ là nhóm đầu tiên mở đường cho một đoàn quân trên nửa triệu vào tham chiến tại Việt Nam, họ đến để giúp nhân dân Miền Nam chiến đấu với quân đội Cộng sản Bắc Việt“.
  • Chương 16: Vĩnh biệt ông Đại sứ
  • Chương 17: Một cố gắng cuối cùng
Phần 5Nhìn lại lịch sử
  • Chương 18: Bao nhiêu trắc trở lúc ban đầu
  • Chương 19: Tại sao sụp đổ
    Năm 1954, khi Điện Biên Phủ lâm nguy, ngày 25 tháng 3, Chính phủ Pháp cử Tổng tham mưu Quân đội, tướng Paul Ely đi Washington, D.C. cầu cứu Hoa Kỳ can thiệp và gấp rút tiếp viện cho đoàn Quân viễn chinh Pháp, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã từ chối. Điện Biên Phủ thất thủ, dẫn tới sự chia đôi đất nước Việt Nam“.
  • Chương 20: Những bài học từ cuộc chiến Việt Nam
Thay lời cuốiThiện tâm của nhân dân Hoa kỳ
Tất cả có chín cơ quan thiện nguyện tham gia định cư người Việt. Những tổ chức này đã cố gắng hoạt động và phải chi tiêu trung bình là từ 2.500 tới 3.000 đô la để định cư mỗi gia đình.
Tác giả:
Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.
Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thốngNguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của miền Nam đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Năm 1986 ông viết cuốn Palace File (Harper & Row Publishers xuất bản), sau đó được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (HSMDDL). Cuốn này hướng trọng tâm vào việc trình bày mối bang giao Việt-Mỹ trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam, nhất là những biến cố xoay quanh hoà đàm và Hiệp định Paris về chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt đưa ra những mật thư giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tổng thống Mỹ Richard Nixon và Gerald Ford, từ 1971 đến 1975, xác nhận Mỹ cam kết yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam Cộng hoà nhưng rút cục lại bỏ rơi.

Năm 2005, ông cho phát hành tiếp cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy (KDMTC) của ông (gồm 700 trang) căn cứ một phần vào các dữ kiện của Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (HSMDDL) nhưng đầy đủ và chi tiết hơn, đào sâu hơn các bằng chứng hay dữ kiện cụ thể về những năm suy sụp kinh tế, quân sự và chính trị của Việt Nam Cộng hoà (giai đoạn 1973-75) khi đồng minh lớn nhất, Mỹ, đã “tháo chạy” (từ mà ông dùng) khỏi Việt Nam.
(Source: http://downloadsach.com/sach-lich-su/khi-dong-minh-thao-chay.html)
About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

GT sách nói: Hồ sơ mật Dinh Độc Lập


Bản nguyên thủy bằng tiếng Anh: Nguyễn Tiến Hưng, The Palace File, 1986
Bản dịch: Nguyễn Tiến Hưng, Hồ sơ mật Dinh Độc Lập 

Về tác giả: Nguyễn Tiến Hưng (sinh 1935), tiến sĩ kinh tế, nguyên Tổng trưởng Kế hoạch và Phát triển của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, hiện là giáo sư tại Đại học Harvard. Ông cũng là tác giả hai cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất (best seller) là Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (The Palace File, 1986) và Khi đồng minh tháo chạy (2005).

Là người nắm hồ sơ, văn thư mật liên quan đến cam kết giữa hai tổng thống Mỹ-Việt, tác giả đã công bố những hồ sơ nầy để minh chứng sự phản bội của Hoa Kỳ (qua những nhân sự cầm quyền) đối với “đồng minh” Nam Việt Nam, dẫn tới kết thúc của Việt Nam Cộng hoà qua biến cố 1975.

Năm 1986, ông cùng với ông Jerrold L. Schecter (cựu chủ biên ngoại giao Tuần báo Time và nguyên Phụ tá Giám đốc Báo chí Nhà Trắng, và Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ) viết và xuất bản cuốn The Palace File do Harper & Row Publishers phát hành, và sau đó được Cung Thúc Tiến và Nguyễn Cao Đàm dịch ra tiếng Việt thành Hồ sơ mật Dinh Độc Lập, đã được dư luận chính giới và báo chí quốc tế lúc đó chú trọng đến và khen ngợi giá trị cuốn sách. Ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đó là George Schultz (thời tổng thống Ronald Reagan) và tờ báo uy tín New York Times đưa cuốn này vào danh sách các tài liệu mà chính giới và ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ cần phải đọc.

Năm 2005, ông cho phát hành tiếp cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy. Trong khi cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập được chú trọng viết cho độc giả người nước ngoài, nhất là những người trong chính quyền, báo giới Mỹ, các nhà nghiên cứu lịch sử và viết về những bí ẩn của cuộc hòa đàm Paris 1973, trong đó phần chính yếu công bố 31 bức mật thư của các tổng thống Mỹ Gerald Ford, Richard Nixon gửi cấp lãnh đạo VNCH, thì cuốn Khi đồng minh tháo chạy được viết căn bản là cho độc giả người Việt và thuật lại những biến chuyển trong giai đoạn cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng hòa. Theo lời tác giả, ông đã bỏ hai năm nghỉ không ăn lương giáo sư để hoàn thành sách KĐMTC này dựa vào một phần cuốn Hồ sơ mật Dinh Độc Lập và vào những tư liệu, nghiên cứu thêm và 53 cuộc phỏng vấn những nhân vật trọng yếu trong mười năm qua. Cũng theo ông : "Cuốn sách này không đề cập tới toàn bộ những lý do đã dẫn tới sự sụp đổ của VNCH... Ðây chỉ là một cố gắng thuật lại cho trung thực những gì mình đã mắt thấy tai nghe, và những gì đã tìm hiểu được để chia sẻ với đồng hương về một chương lịch sử quan trọng của đất nước, đồng thời đúc kết lại những bài học cho các thế hệ mai sau...". Cuốn sách có lối hành văn trong sáng, theo lối kể chuyện, tiết lộ nhiều tài liệu mật về quan hệ bang giao Việt-Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và đã gây dư luận rất lớn cũng như nhiều tranh luận trong cộng đồng người Việt.

Source: http://thuvien.soicauloto.net/audio/lich-su-danh-nhan/chitiet/xem/19181/-audio-book-ho-so-mat-dinh-doc-lap-nguyen-tien-hung-doc-nguyen-thu.html




About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese.


Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

GT Sách nói: Khi đồng minh tháo chạy

GT sách : Nguyễn Tiến Hưng, Khi đồng minh tháo chạy

Khi đồng minh tháo chạy là cuốn sách xuất bản năm 2005 của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Giáo sư Kinh tế tại trường Đại học Howard.

Khi đồng minh tháo chạy gồm có năm phần, chia ra làm hai mươi chương, mỗi chương đều được tác giả đặt cho một tiêu đề giải thích ý chính của chương đó. Tác phẩm gồm 705 trang, trong đó có hơn 170 trang phụ lục (từ trang 497 tới trang 701), gồm bản sao của những tài liệu mật trao đổi giữa ba tổng thống Richard Nixon, Gerald Ford và Nguyễn Văn Thiệu. Một số thư từ, tài liệu trong phụ lục đã được tác giả dịch đưa vào trong sách để làm sáng tỏ thêm chủ đề của tác giả. Ngoài ra là Ghi Chú, Sách Tham Khảo, và Danh Mục để người đọc tham khảo đánh giá sự trung thực của những điều tác giả trích dẫn hay viện dẫn.

Về Tác giả

Nguyễn Tiến Hưng nguyên là cựu Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thốngNguyễn Văn Thiệu; ông đã làm việc tại Dinh Độc Lập, sát kề tổng thống Thiệu và Đại sứ Graham Martin. Một tháng trước khi Sài Gòn sụp đổ, tổng thống cuối cùng của miền Nam đã trao cho ông toàn bộ hồ sơ mật về bang giao Việt-Mỹ trong thời gian từ cuối 1971 tới lúc cuối cùng vào mùa Xuân 1975.

Năm 1986 ông viết cuốn Palace File (Harper & Row Publishers xuất bản), sau đó được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Hồ sơ mật Dinh Độc Lập(HSMDDL). Cuốn này hướng trọng tâm vào việc trình bày mối bang giao Việt-Mỹ trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Việt Nam, nhất là những biến cố xoay quanh hoà đàm và Hiệp định Paris về chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, đặc biệt đưa ra những mật thư giữa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tổng thống Mỹ Richard Nixon và Gerald Ford, từ 1971 đến 1975, xác nhận Mỹ cam kết yểm trợ mạnh mẽ cho Việt Nam Cộng hoà nhưng rút cục lại bỏ rơi.

Năm 2005, ông cho phát hành tiếp cuốn sách Khi đồng minh tháo chạy (KDMTC) của ông (gồm 700 trang) căn cứ một phần vào các dữ kiện của Hồ sơ mật Dinh Độc Lập (HSMDDL) nhưng đầy đủ và chi tiết hơn, đào sâu hơn các bằng chứng hay dữ kiện cụ thể về những năm suy sụp kinh tế, quân sự và chính trị của Việt Nam Cộng hoà (giai đoạn 1973-75) khi đồng minh lớn nhất, Mỹ, đã “tháo chạy” (từ mà ông dùng) khỏi Việt Nam.

Source: http://downloadsach.com/sach-lich-su/khi-dong-minh-thao-chay.html

About YourVietbooks.com

YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese.


Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

GT sách nói : Việt Nam - Quê Mẹ Oan Khiên


Sách nói : Quê Mẹ Oan Khiên do Tâm An diễn đọc

Bản nguyên thủy bằng tiếng pháp: Pierre Darcourt, Viet Nam - Qu'as tu Fait de Tes Fils?

Bản dịch nguyên thủy: Cựu Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, Mẹ Việt Nam ơi, Dân ta có Tội Tình Gì?'

Bản dịch này được in thành sách với tựa đề mới là "Quê Mẹ Oan Khiên",  được nhuận sắc và trình bày bởi 2 nhà văn Uyên Thao và Trần Phong Vũ, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương, Hoa K xuất bản.

Các tác phẩm khác của tác giả Pierre Darcourt :

Bibliographie :
  • « De Lattre au Viet-Nam – Une année de victoires » (1965),
  • « Requiem pour l’Église de Chine » (1969),
  • « Armée d’Afrique – La revanche des drapeaux » (1972),
  • « Vietnam, qu’as-tu fait de tes fils ? » (1976),
  • « La Défaite Indochinoise » (1976),
  • « Bay Viên, le maître de Cho Lon » (1977),
  • « La Mort Dans Les Yeux » (avec les commandos britanniques en Inde, 1997).
  • « Le roi des Bergers » (chroniques du maquis corse, 1994),
  • « Tchad, le chemin de la liberté » (1999),
  • « Le Tchad, 15 ans après – Hissène Habré, la Libye et le pétrole » (2001).
  • « L’Honneur et le sang – les guerriers sacrifiés » (2008).

Nguồn: https://theatrum-belli.com/deces-de-pierre-darcourt-fondateur-de-lassociation-des-journalistes-de-defense/


About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese.


Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us