Jan 28, 2022

Reading Le Xuan Khoa, Vietnam 1945-1995: War, Migration and Lessons for History


Source: Anh Ba Sam (anhbasam.wordpress.com)

Trước nhu cầu thay đổi cơ chế và chính sách phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và lợi ích của đất nước, chúng tôi tin rằng, ôn lại kinh nghiệm trong bốn cuộc chiến tranh trước và sau ngày thống nhất Bắc-Nam là điều cần thiết. 
Đó cũng là lý do chúng tôi quyết định giới thiệu cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, của Giáo sư Lê Xuân Khoa.
Trong “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, Giáo sư Lê Xuân Khoa giới thiệu những nghiên cứu và nhận định của ông về bốn cuộc chiến tranh liên tiếp, với những thiệt hại chưa từng có về tài sản và sinh mạng của người Việt. Ngoài ra, ông còn phân tích khá kỹ lưỡng những sai lầm về chính sách và những cơ hội mà hai chủ thể quốc gia và cộng sản cũng như các cường quốc được coi là đồng minh của mỗi bên đã bỏ lỡ. Theo ông: “Có rất nhiều bài học chính trị, quân sự và ngoại giao cần phải được tìm hiểu và rút ra những kinh nghiệm khôn ngoan để cho dân tộc có thể tồn tại và phát triển, tránh khỏi trở thành nạn nhân của những chính sách cai trị sai lầm hoặc lại trở thành công cụ của những thế lực quốc tế trong những hình thức tranh chấp nóng hay lạnh trong tương lai. Ngạn ngữ Đông, Tây đều dạy rằng trong cái rủi có cái may. Cuộc chiến thảm khốc do mâu thuẫn ý thức hệ đã khiến cho hai triệu người phải bỏ nước ra đi nhưng nay đã trở thành một nguồn tài chánh và trí tuệ quan trọng có khả năng phục hồi sinh lực của dân tộc, giúp cho đất nước sớm trở nên giàu, mạnh và có một vị thế xứng đáng trong cộng đồng thế giới”.
Chúng tôi tin rằng, “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I của Giáo sư Lê Xuân Khoa sẽ có ích cho những ai mong mỏi bảo vệ chủ quyền và xây dựng một Việt Nam, giàu, mạnh, dân chủ. Chúng tôi đã đề nghị Giáo sư Khoa tái bản cuốn sách này nhưng ông cho hay, bản CD dùng để in sách đã bị thất lạc khi ông dọn nhà từ Washington D.C đến California. Vì lợi ích chung, ông đã cho phép chúng tôi được phổ biến cuốn sách trên blog Ba Sàm
Chúng tôi đã đánh máy lại toàn bộ cuốn sách và kể từ hôm nay, sẽ bắt đầu giới thiệu “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, tập I, khoảng 600 trang, gồm 10 chương và phụ lục, của Giáo sư Lê Xuân Khoa. Mời độc giả đón đọc.
——-
(*) Vài dòng về tác giả: Trước 1975, Giáo sư Lê Xuân Khoa giảng dạy Triết học Đông phương ở Đại học Văn Khoa và là Phó Viện trưởng Đại học Saigon. Sau 1975, ông là Chủ tịch Trung tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center) và Giáo sư Thỉnh giảng tại trường Cao Học Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) và Viện Chính sách Đối ngoại (FPI) thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC. Năm 1996, Giáo sư Lê Xuân Khoa về hưu. Hiện cư ngụ tại Irvine, California. Nếu cần trao đổi thêm với tác giả về nội dung liên quan đến cuốn sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử”, độc giả có thể gửi email về: le.khoa@cox.net.

LÊ XUÂN KHOA
– Giới thiệu sách: Việt Nam 1945-1995 – Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử (31-01-2013)
– LỜI MỞ ĐẦU – Việt Nam 1945-1995 (01-02-1013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 1: Quốc gia và Cộng sản (02-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 2: Những Yếu Tố Bên Ngoài (05-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 3: Chính sách Cải cách Ruộng đất (08-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 4: Hội nghị Genève và Hai Nước Việt Nam (11-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 5: Bài Học Chín Năm (1945-1954) (14-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 6: Di tản và Định cư Tị nạn 1954 (17-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 7: Sự Sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa (20-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 8: Sai lầm của Hoa Kỳ (24-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 9: Sai lầm của Việt Nam Cộng Sản (27-02-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Chương 10: Sai lầm của Việt Nam Quốc Gia (03-03-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Lời kết (06-03-2013)
– Việt Nam 1945-1995 – Phụ Lục (08-05-2013)


About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature.

WARNING: GOOGLE MAY USE SOME COOKIES, ANALYTICS AND ADSENSE ON THIS BLOG, BUT AS BLOGGER, WE DO NOT USE ANY COOKIES OURSELVES.