Jul 24, 2011

Hàn Phi Tử - The (Chinese) Art of Governance


Original Title in Chinese by Author
Han Fei (280-233 B.C)
Vietnamese Translation: Hàn Phi Tử
Source: Doanh Tri Library, Lê Tuân
About the Author and the Book:
Tác phẩm để lại cho hậu thế những bài học về “phép làm vua” và “thuật trị nước” mang giá trị đương đại sâu sắc.

“Hàn Phi Tử” của Hàn Phi là “cuốn sách giáo khoa dạy làm vua” độc đáo, mang đậm dấu ấn của chế độ phong kiến phương Đông.

Chén thuốc độc và kiệt tác để đời

Hàn Phi (280-233 trước công nguyên) là công tử nước Hàn, là con vua nhưng không phải người thừa kế ngai vàng. Hoàn cảnh đó giúp ông thấu hiểu các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Thầy học của Hàn Phi là Tuân Tử - học giả lớn nhất thời bấy giờ.

Khi Tần Thủy Hoàng sắp cất quân đánh Hàn, Hàn Phi được cử làm sứ giả sang nước Tần với nhiệm vụ cứu nước Hàn khỏi họa diệt vong. Nhưng ông sang Tần không phải để sống, mà là để chết.

Lý Tư, một bạn học của Hàn Phi, cũng là một quân sư của Tần Thủy Hoàng, đã dùng mưu hãm hại Hàn Phi. Hàn Phi bị giam vào ngục, sau đó được vua Tần ra lệnh trả tự do vì phục tài ông, nhưng Lý Tư quyết tâm hại bạn đến cùng, bắt ông uống thuốc độc chết trong ngục để trừ khử “con người giỏi nhất về chính trị thời đại” lúc đó.

Hàn Phi đón nhận cái chết thế nào cũng đến với kẻ sĩ biết đề cao pháp luật và thuật trị nước. Ông gửi tất cả tâm hồn và tinh lực vào tác phẩm Hàn Phi Tử mà ông tin là sẽ sống mãi với đời.
Khi đọc tác phẩm này, Tần Thủy Hoàng thốt lên thán phục: “Ta được làm bạn với con người này thì có chết cũng không uổng!”.

Thay “đức trị” bằng “pháp trị”

Trong bối cảnh phức tạp nhiều biến động lúc bấy giờ, các học thuyết như Lão gia, Nho gia… đã không giúp được xã hội thoát khỏi tình trạng rối loạn và suy sụp vì tính không tưởng và không có khả năng đáp ứng yêu cầu thời cuộc. Đạo đức và tình thương không đủ sức mạnh để lập lại trật tự xã hội.

Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.

Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa”.

Hàn Phi khẳng định, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ. Bởi lẽ, “…pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu…”.

Pháp trị là học thuyết duy nhất có sự kế thừa, hàm chứa những yếu tố của những học thuyết khác nhiều nhất, nhờ đó tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc, toàn vẹn và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc: Lễ nghĩa, danh phận của Nho gia được cụ thể hóa trong pháp luật; Vô vi của Lão gia được chuyển hóa thành quan hệ biện chứng vô vi - hữu vi; Kiêm ái của Mặc gia tuy là nội dung yếm thế nhất của học thuyết pháp trị, nhưng Hàn Phi vẫn coi đây là mục đích cuối cùng của pháp luật.

Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thủy Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc.

Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.

Bài học cho kẻ làm vua

Xuyên suốt 40 quyển của bộ Hàn Phi Tử, bên cạnh việc chứng minh hiệu lực tối ưu của pháp luật trong việc trị nước bằng những câu chuyện sinh động, Hàn Phi còn đưa ra rất nhiều lời khuyên có giá trị cho bậc quân vương.

Để giữ yên ngai vàng, Hàn Phi khuyên nhà vua phải biết giữ mình. “Nhà vua chớ để lộ cho người ta biết mình muốn gì, vì nếu nhà vua để lộ cho người ta biết mình muốn gì thì bọn bầy tôi thế nào cũng tô vẽ. Nhà vua chớ để lộ ý của mình, vì nếu nhà vua để lộ ý của mình thì bọn bầy tôi thế nào cũng biểu lộ cái khác với bản tính của họ”.

Làm được như vậy thì: “Nhà vua không giỏi mà làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự khôn ngoan. Bầy tôi phải vất vả mà nhà vua hưởng sự thành công”.
Để dựng nước và giữ nước, bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ “vạn năng” là pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những người nhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữ nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”.

Nhà vua cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân. “Kẻ làm vua chúa nếu có thể bỏ được cái điều mà người giỏi cũng không làm được để giữ lấy cái mà người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà công danh được xác lập”.

Một trong những bài học quan trọng nhất đối với bậc quân vương là phải hiểu được lòng dân. Hàn Phi chỉ rõ: “phàm việc nước thì điều phải lo trước tiên là thống nhất lòng dân, nếu không nước tắc loạn”. Hiểu rõ bản tính của dân, từ đó có cách cai trị thích hợp để nước thịnh dân an, đó là cái gốc của nghiệp vương vậy.

Làm vua không đã khó, trở thành vị vua giỏi còn khó hơn nhiều. Hàn Phi đúc kết rằng, phần nhiều những kẻ lập quốc dùng dân, có thể ngăn chặn ảnh hưởng của bên ngoài, khống chế cái riêng tư của bề tôi, “làm vương” được, xét đến cùng, đều tự nhờ cậy vào sức mình là chính.

Học giả Nguyễn Hiến Lê đã đánh giá tác phẩm “Hàn Phi Tử” của Hàn Phi còn cao hơn cả “Quân vương” của Nicolò Machiavelli cả về tư tưởng lẫn bút pháp. Hai cuốn sách của hai bậc thầy tư tưởng vĩ đại, một của phương Đông và một của phương Tây, tuy nội dung khác nhau, nhưng đều để lại cho hậu thế những bài học về “phép làm vua” và “thuật trị nước” mang giá trị đương đại sâu sắc.


French translation by Anh Tho Andres @YourVietnamExpert.com 
English translation by Cuong Phan, Kim Hoang, Bich Hong, Bao Han, Anh Tho
German translation by Han Dang-Klein 
Italian translation by Phan Cong Danh 
Japanese translation by Hong Anh 

Complementary information from Wikipedia.org

Han Fei

Han Fei (also Han Fei Zi) (Chinese: ; pinyin: Hán Fēi; Wade–Giles: Han Fei) (ca. 280 BC – 233 BC) was a Chinese philosopher who, along with Li Si, Gongsun Yang, Shen Dao and Shen Buhai, developed the doctrine of the School of Law or Legalism. Unlike the other famed philosophers of the time, Han Fei was a member of the ruling aristocracy, having been born into the ruling family of the state of Han during the end phase of the Warring States Period. In this context, his works have been interpreted by some scholars as being directed to his cousin, the King of Han.[1]

 

Legalism

Han Fei's philosophy, called Legalism, centered on the ruler. In his philosophy, the ruler firmly controls the state with the help of three concepts: his position of power (勢, Shì); certain techniques (術, Shù), and laws (法, ). Legalism assumes that everyone acts according to one principle: avoiding punishment while simultaneously trying to achieve gains. Thus, the law must severely punish any unwanted action, while at the same time reward those who follow it. (compare: Legalism) Legalism is perhaps the harshest philosophy. Han Fei believed human nature is evil and people should be punished according to their actions.
Legalism synthesised the ideas of Shang Yang, Shen Buhai, and Shen Dao. He borrowed Shang Yang's emphasis on laws, Shen Buhai's emphasis on techniques, and Shen Dao's ideas on authority and prophecy.
Simply put, legalism posits that because people are inclined to act badly, society needs strict laws and very harsh punishments. This necessitates what some would term "rule by fear."

Comparison with Confucianism and Taoism

Apart from the Confucianist Xun Zi, who was his and Li Si's teacher, the other main source for his political theories was Lao Zi's Daoist work, the Tao Te Ching, which he interpreted as a political text, and on which he wrote a commentary (chapters 20 and 21 in his book, Han Feizi). He saw the Tao as a natural law that everyone and everything was forced to follow. Parallel to this, he believed that an ideal ruler made laws, like an inevitable force of nature, that the people could not resist.
His philosophy was very influential on the first King of Qin and the first emperor of China, Qin Shi Huang, becoming one of the guiding principles of the ruler's policies. After the early demise of the Qin Dynasty, Han Fei's philosophy was officially vilified by the following Han Dynasty. Despite its outcast status throughout the history of imperial China, Han Fei's political theory continued to heavily influence every dynasty afterwards, and the Confucian ideal of a rule without laws was never again realized.
Han Fei's philosophy experienced a renewed interest under the rule of the Communist Party during the leadership of Mao Zedong, who personally admired some of the principles laid out in it.[citation needed]
Han Fei's entire recorded work is collected in the Han Feizi, a book containing 55 chapters. It is also important as the only surviving source[citation needed] for numerous anecdotes from the Warring States Period.

Notes

  1. ^ Watson, Burton, Han Fei Tzu: Basic Writings. 1964, p. 2. The king in question is believed to be either King An (238–230 BC) or his predecessor, King Huan-Hui (272–239 BC).

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a collection of books on Vietnam for Readers who are interested in Vietnam's History, Culture, Language, Economy, or Business. Most titles are in English, but some are only available in French or Vietnamese. We can provide interested parties an accurate translation of some parts of the books for your research purposes. Translations are done by YourVietnamExpert's qualified and experienced translators. contact@yourvietnamexpert.com