English/French interview by Natalie Nguyen
by Authors: Kim Lefèvre (Author), Michèle Sarde (Author)
Publisher: Editions de l'Aube (February 18, 2003)
ISBN-10: 2876786486
ISBN-13: 978-2876786486
Vietnamese Translation : CÔ GÁI LAI DA TRẮNG
Translated by: Dương Linh - Hoàng Phong
Publisher of Vietnamese version: Hội Nhà Văn (2011)
Book review in Vietnamese:
Tôi được sinh ra, hình như ở Hà Nội, vào một ngày mùa xuân, ít lâu trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, kết quả của cuộc hôn phối chốc lát giữa một cô gái An Nam và một người Pháp.
[...]
About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature.
Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...
Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us
Book review in Vietnamese:
Là kết quả mối tình giữa một thiếu nữ Việt và một quân nhân người Pháp, lại bị cha đẻ bỏ rơi từ khi còn nằm trong bụng mẹ, cuộc đời của cô bé Kim trở thành một chuỗi những ngày tháng phiêu bạt không dứt từ vòng tay mẹ đến trại trẻ mồ côi đến trường nội trú, từ Bắc chí Nam... Trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thân phận vừa là con lai vừa là con hoang đã đặt trước Kim biết bao trở ngại, nhưng vẫn không thể khuất phục được ý chí cô vẫn nung nấu quyết tâm thay đổi vận mệnh mình, bằng con đường học vấn...
Với lối viết dung dị mà lôi cuốn, cộng thêm sức thuyết phục từ nhiều tình tiết chân thực và cảm động, Cô gái lai da trắng đã nhận được sự đồng cảm của độc giả qua nhiều thế hệ.
About the Author:
Với lối viết dung dị mà lôi cuốn, cộng thêm sức thuyết phục từ nhiều tình tiết chân thực và cảm động, Cô gái lai da trắng đã nhận được sự đồng cảm của độc giả qua nhiều thế hệ.
About the Author:
Đôi nét về tác giả: Kim Lefèvre chào đời ít lâu trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, cha người Pháp, mẹ người Việt Nam. Sống trọn thời thơ ấu tại Việt Nam, năm 1961 bà sang Pháp làm luận văn tiến sĩ và bắt đầu giảng dạy văn chương tại nhiều trường trung học tại Paris. Cuốn tự truyện Cô gái lai da trắng là tác phẩm đầu tay của bà, ra mắt năm 1982 với lượng tiêu thụ khá ấn tượng tại Pháp. Ngoài viết văn, Kim Lefèvre còn dịch một số tác phẩm của các tác giả Việt Nam, đặc biệt là Nguyễn Huy Thiệp. Bà cũng thể hiện tài năng diễn xuất trong lĩnh vực sân khấu.
Đọc trước tác phẩm
Phiêu bạt
Về chuyện này, tôi chẳng có bằng chứng gì xác thực, mà cũng chẳng ai làm giấy khai sinh cho mãi đến năm tôi mười lăm tuổi. Mà tôi cũng chẳng tìm hiểu làm gì. Điều đó có gì là quan trong đối với tôi hay đối với ai khác. Chúng tôi sống trogn một xã hội mà khái niệm thời gian định lượng không hề tồn tại. Cả đời người đàn bà chỉ cần chia làm mấy giai đoạn lớn: thời thơ ấu, rồi lúc thấy kinh – dấu hiệu có thể sinh con, và nghĩa là sắp lấy chồng được, rồi làm mẹ, mà nếu may mắn sinh được một đứa con trai thì sẽ làm mẹ chồng để có cái quyền áp chế một nàng dâu e lệ bước vào nhà mình… Cho nên có sớm hay muộn bốn hay năm năm cũng chẳng có nghĩa lý gì.
Tôi không biết cái ông sinh ra tôi trông giống ai. Mẹ tôi chẳng bao giờ nhắc đến ông ta. Trong những ngày buồn chán, tôi thích tưởng tượng, hình dung ông ta như một tay lính lê dương, không phải “chàng lê dương đẹp trai của em” như lời bài hát ở xứ Pháp này đâu, mà là một tay thực dân ngổ ngáo, đáng ghét, một kẻ thuộc phe kia. Tôi nung nấu mối hận thù mãnh liệt với người cha không hề biết mặt ấy, dường như chỉ những đứa con bị tổn thương đến cùng cực mới có thể hận thù được đến như vậy.
Tôi đã mang nhiều họ nối tiếp nhau, chúng giống như những cái bản lề trong cuộc đời tôi. Đầu tiên là họ Trần của mẹ, khi bà một mình vò võ nuôi con. Nhưng rồi , hoàng hốt vì ngày càng chứng kiến thêm nhiều hậu quả do sự tồn tại của tôi đè nặng lên cuộc đời bà, bà liền giao tôi vào tay một bà vú trước khi trốn lủi vào tận Sài Gòn, mảnh đất lạ lẫm với bà nhưng lại chất chứa nhiều hy vọng cho bà xây dựng lại tương lai. Tiếp đến là cái họ Tiffon của người đàn ông sinh ra tôi, vào giai đoạn mà tất cả họ hàng nhất trí đòi mẹ tôi đưa tôi vào trại mồ côi để “quẳng lại cho dòng giống nhà nó”. Bởi vì, nói đúng ra, tôi đã trở thành một con quái vật giữa cái xã hội hết sức dân tộc chủ nghĩa. Ông cậu tôi tham gia Việt Minh từ năm 1941 và hội họp thường xuyên trong các khu rừng thuộc Tuyên Quang. Tất cả mọi cái trên người tôi đều tương phản với những người trong gia đình: từ hình hài đứa con lai đến tính khí thất thường khó hiểu, tóm lại là trong người tôi rất ít chất Việt Nam. Người ta chụp lên đầu tôi đủ thứ xấu xa chỉ vì dòng máu Pháp chảy trong huyết quản tôi. Điều đó ngăn cản mọi sự ấu yếm dịu dàng dành cho tôi. Tôi thông cảm với họ. Tôi đồng tình với họ. Tôi cũng thế, cũng ghét cay ghét đắng cái thứ máu ấy trong người mình. Khi còn là một đứa con gái nhỏ, tôi đã khấn Trời khấn Phật xui khiến tôi gặp phải tai nạn gì đó cho cái thứ máu ấy, thứ máu đáng nguyền rủa ấy, chảy hết khỏi người tôi, để tôi được là đứa con gái Việt Nam thuần chung, hòa hợp với những người xung quanh và ngay với chính bản thân mình. Vì tôi yêu đất nước này, yêu những cánh đồng lúa, những lũy tre xanh, những cái ao làng nơi tôi vẫn thường vùng vẫy với đám trẻ cùng trang lứa.
Tôi không còn lưu giữ chút ký ức nào về những năm đầu của cuộc đời, ngoại trừ cái cảm giác rất sớm nhận ra rằng ở bất cứ chỗ nào mình cũng lạc lõng, xa lạ. Tôi rất đau lòng vì chuyện đó, không phải chỉ như chịu đựng một sự bất công, mà còn như phải mang trong mình một nét tật nguyền.
Tuổi ấu thơ của tôi chỉ còn là bóng đêm trong ký ức. Đêm di cư. Tôi vẫn còn giữ từng mảnh ký ức về những cuộc dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác, hệt như gói bưu kiện không người nhận. Bà vú già - từ lâu không được ai trả công, và cũng không còn nuôi nổi tôi nữa - cõng tôi trên lưng để đi tìm một bà dì, ông cậu, hay bất cứ một người nào có dây mơ rễ má với tôi để trút sang họ cái gánh nặng này.
Vào một đêm thu ở Hà Nội. Tôi nhớ tiết trời dịu mát vì trận mưa phùn - cái thứ mưa nhẹ hạt ở Bắc Kỳ - nhớ cảm giác dìu dịu trên tấm lưng trần của bà vú, da thịt vừa nhão vừa đàn hồi. Tôi bám vào thịt da bà như bám vào tấm võng ấm áp và mịn mượt, tôi nhấm nháp tận hưởng niềm thích thú trên con đường bất tận ấy. Phải chi cuộc hành trình vô định ấy kéo dài suốt cả đời tôi, và tôi cứ được bám lấy tấm lưng trần ấm áp của bà vú, còn da thịt mình thì phó mặc cho những hạt mưa phùn với lòng biết ơn, như vậy thì thích biết mấy.
Trong ký ức xa xôi, tôi thấy Hồ Gươm hiện ra như một bức tranh Tàu mờ ảo trong sương. Vào năm nào? Tôi không thể nói chính xác. Bấy giờ các thiếu nữ đi dạo quanh bờ hồ, những mái tóc thề đen nhánh buông đến eo, và những tà áo mỏng phất phơ trước gió. Mấy đứa nhỏ chơi đùa trên bãi cỏ. Mấy bà hàng cốm bọc trong phiến lá sen những hạt cốm xanh rờn, mọng sữa, đượm hương lúa mới.
Tôi thấy lại ngôi trường mẫu giáo, sáng sáng bầy trẻ nhỏ xếp hàng ngay ngắn trước ngọn cờ tam tài của Pháp, hét đến váng óc bài Maréchal, nous voilà...
Người ta dạy lũ trẻ con chúng tôi sự ưu việt của trí tuệ so với bạo lực. Tôi còn nhớ bài hát kể chuyện Chú bé Tí Hon đã chiến thắng con quỷ ăn thịt người chỉ bằng mấy câu thế này:
Hỡi con quỷ kia, hãy tránh lối ta đi!
Bởi ra chẳng sợ gì mi
Mi chẳng làm gì được ta
Ta còn được học ở trường
Chứ mi thì mãi là tên dốt đặc.
About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature.
Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...
Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us