Aug 31, 2018

GT sách tham khảo về ASEAN - Vietnamese studies on ASEAN


Vietnamese studies on ASEAN

Hiến chương ASEAN và Cộng đồng ASEAN
Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn, Luận Thùy Dương, Khổng Thị Bình, Hà Anh Tuấn
Năm xuất bản: 2010
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Số trang: 351 trang
Phụ lục A- Hiến chương ASEAN
Phụ lục B- Tuyên bố Hòa hợp ASEAN-II
https://www.dav.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/cac-an-pham-khac/94-an-pham-moi/526-150-cau-hoi-va-dap-ve-asean-hien-chuong-asean-va-cong-dong-asean.html
https://www.dav.edu.vn/images/thong-tin-tu-lieu/an-pham-khac/an-pham-moi/526/BiaASEAN.jpg

Đường lối Chính sách Đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới
https://www.dav.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/cac-an-pham-khac/94-an-pham-moi/518-duong-loi-chinh-sach-doi-ngoai-viet-nam-trong-giai-doan-moi.html
Năm xuất bản: 2011
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia
Số trang: 367 trang
https://www.dav.edu.vn/images/thong-tin-tu-lieu/an-pham-khac/an-pham-moi/518/Duong%20loi%20CSDN%20VN%20trong%20giai%20doan%20moi.jpg

Kỷ yếu hội thảo ASEAN-EU lần thứ 3 - Xây dựng cộng đồng, quan hệ song phương / Hai khu vực và ngoại giao kinh tế
Năm xuất bản: 2011
Nhà xuất bản: NXB Thế Giới
Số trang: 448
Do Học viện Ngoại giao, Viện nghiên cứu châu Âu Đại học Tự do Bruelles,
Phái đoàn Đại diện Liên minh châu Âu tại Việt Nam đồng tổ chức tại Hà Nội ngày 9-10 tháng 12 năm 2010 với sự hỗ trợ của các Đại sứ quán Hung-ga-ri, Tây Ban Nha và Bỉ tại Việt Nam
https://www.dav.edu.vn/images/thong-tin-tu-lieu/an-pham-khac/an-pham-moi/523/BiaHTAEWeb.jpg

(Source: http://www.dav.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/tap-chi-ncqt/cac-so-da-xuat-ban/nam-1996.html)

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature.

WARNING: GOOGLE MAY USE SOME COOKIES, ANALYTICS AND ADSENSE ON THIS BLOG, BUT AS BLOGGER, WE DO NOT USE ANY COOKIES OURSELVES.

GT dự án dịch sách về đạo đức trong giáo dục

GT dự án dịch sách về đạo đức trong giáo dục, sức khỏe, thay đổi khí hậu và thế giới ảo

Original Title: Globalisation of Concern II: Essays on Education, Health, Climate Change and Cyberspace (2012), TG Aidan G. Msafiri, ISBN 978-2-940428-46-5, http://Globethics.net/ Focus No. 8, Publisher: http://Globethics.net/

Chào các bạn,

Tôi là Anh Thơ, Giáo sư giảng dạy Marketing và Communication, hiện đang hoàn tất chương trình tiến sĩ tại Đại học Paris-Est University tại Pháp, và là sáng lập viên của http://YourVietbooks.com/ với sứ mệnh giới thiệu sách về Việt Nam cho thế giới bên ngoài, và giới thiệu sách nước ngoài đến với người Việt qua một số sách được chọn lọc với mục đích đào tạo và giáo dục.

Chúng tôi đã bắt đầu dịch cuốn sách đầu tiên về giáo dục, với sự tham gia của các dịch giả học viên từ Việt Nam.

Cuốn sách tiếng Anh có tựa đề là "Essays on Education, Health, Climate Change and Cyberspace" ISBN 978-2-940428-46-5 (online version) do Giáo sư và Mục sư Triết và Đạo dức học Dr Aidan G Msafiri, trường Đại học Tanzania và là thành viên của ban giám đốc điều hành Globethics.net Foundation, một tổ chức quốc tế đóng tại Geneva có sứ mệnh khuyến khích về phong cách sống, lao động và học tập với chuỗi giá trị và văn hóa dựa trên nhân bản.

Hy vọng việc dịch sách sẽ là một công cụ để hòa hợp và hòa giải các dân tộc trên thế giới xóa bỏ hận thù và tìm cái thiện để cùng vươn lên.

Các bạn cố gắng nhé.

Anh Thơ Andres



About YourVietbooks.com YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us

Aug 10, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - 7 đại triết gia Trung Quốc đời Chu - Tần

Trích lời tựa:


Ông Giám Đốc Cơ Sở Xuất Bản và Phát Hành Đại Nam California có ngỏ ý với tôi, muốn được xuất bản những tác phẩm thuộc các lãnh vực văn học, lịch sử và triết học Trung Hoa mà trước cũng như sau năm 1975, ít có ai dịch và soạn...

Được lời khuyến khích của nhà xuất bản, tôi bắt tay ngay vào việc biên soạn "Bảy đại triết gia Trung Quốc đời Chu Tần". với mục đích giới thiệu tổng quát, bảy vị thánh hiền cổ xưa là: Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuân Tử, Mặc Tử và Hàn Phi Tử, tiêu biểu cho triết học Trung Hoa truyền thống, có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến nền văn hóa và đời sống văn minh của quốc gia, dân tộc Trung Hoa.


Đã là giới thiệu tổng quát, thì chỉ điểm qua thân thế, sự nghiệp và luận thuyết chính yếu của các nhân vật đó, trong khuôn khổ giới hạn thôi. Nếu muốn đi sâu vào các luận đề học thuyết tương quan, thì cần phải nghiên cứu thêm nhiều tác phẩm của các triết gia đó, cùng những bài bình luận của các học giả đời nay.


Để độc giả khỏi phải mất quá nhiều thời giờ, khi đọc cuốn sách này, tôi tự yêu cầu phải soạn theo những điều kiện sau đây:

  • Phần giới thiệu cuộc đời của các nhân vật đó, tuy vắn tắt, nhưng không bỏ sót những tao ngộ hệ trọng.
  • Phần luận thuyết của các nhân vật đó, không nên diễn tả quá dài dòng, nhưng phải tương đối đầy đủ, để giúp người đọc thấy rõ tư tưởng của triết gia đó, thuộc học phái nào, đạo nào.
  • Giảm đến mức tối thiểu, trường hợp trích dẫn lời nói của nhân vật tương quan, bằng cổ văn Hán tự.
  • Cố gắng hành văn cho ngắn gọn, giản dị, để độc giả thanh niên hải ngoại dễ hiểu.
Ý nghĩ của tôi như vậy đúng hay sai, và đã làm được tới mức nào, mong quý vị Hán học cao minh lão thành. chẳng tiếc lời vàng ngọc chỉ giáo cho.

Ngô Xuân (maxreading.com)

Contents:

#Tựa đềSố lần xem
1Lời Nói Đầu563
2Khổng Tử1520
3Lão Tử591
4Mạnh Tử773
5Trang Tử339
6Tuân Tử991
7Mặc Tử485
8Hàn Phi Tử1202


About YourVietbooks.com
YourVietBooks recommends a selection of books and articles on Vietnam and about Vietnam, available partly in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Samples of their work are displayed under 'Comments' of each corresponding posting with the translator's reference. Contact Anh Tho Andres, yourvietbooks@gmail.com for more information on our services.

Aug 9, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers: Lao Tzu (570 B.C - ?)

 Original Title in Vietnamese

By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com

Lão Tử


1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, người Khổ huyện, nước Sở, sinh vào đầu năm Chu Linh Vương, khoảng 570 tr. CN tuy cùng thời với Khổng Tử, nhưng lớn hơn mười chín tuổi. Một việc mà người đời sau hay nhắc tới, là có lần Khổng Tử thỉnh giáo cùng Lão Tử. Cứ theo sách cổ ghi lại, thì nội dung cuộc hội đàm đó như sau (dịch theo ý chính cổ văn Hán):


Khổng Tử thưa: "Khâu tôi nghiên soạn Lục kinh: Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch và Xuân Thu. Tự coi đó là văn hiến lâu đời, biết đâu lại là đồ cũ. Đến với những bảy mươi hai vì vua, tham luận về đạo lý của tiên vương, giới bày về thành quả của đương triều, song chẳng được vị nào áp dụng cả. Đáng tiếc thay, sao người ta khó khuyên bảo thế, đạo lý khó sáng tỏ thế”


Lão Tử đáp: "(Bởi vì) những gì mà Ngài đưa ra trình bày, xương cốt của những người đó đã mục nát lâu rồi, chỉ còn lời nói ghi lại thôi. Cũng may là Ngài chưa gặp được vị nào gọi là vua tế thế. Lục kinh của Ngài đều là những vết cũ của tiên vương... Vết là do dấu chân đã qua mà để lại, nhưng vết là vết, chứ đâu phải bước chân đi? Nếu Nhân Nghĩa là ngôi nhà cổ của tiên vương, thì ta chỉ có thể trọ tạm một đêm thôi, chớ nên ở lâu... Nếu cứ để cho Nhân Nghĩa ăn sâu vào lòng, là làm rối thêm lòng, tai hại lớn đấy . Tôi có nghe, người ta đem vật quý giấu dưới chân tường đổ nát, quân tử có đức cao, thì dáng trông như đần độn vậy. Thôi, hãy bỏ cái khí phách kiêu hãnh và lòng ước muốn của Ngài đi. Phong cao chí lớn, đều vô bồ cho bản thân. Lời tôi khuyến cáo Ngài, chỉ có bấy nhiêu đó thôi".

Aug 8, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers : Mencius (372 -289 BC)


Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com


Mạnh Tử (372 – 289 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời


Mạnh Tử họ Mạnh tên Kha, tự Tử Dư, sanh vào năm thứ tư Chu liệt Vương, 372 tr. CN. Sau 107 năm, tính từ khi Khổng Tử qua đời. Người ta được biết về thân thế của Mạnh Tử, có phần ít hơn Khổng Tử, nhất là chẳng ai được rõ đời sống thời thơ ấu của Người ra sao. Tục truyền về truyện "Mạnh mẫu (mẹ thân sanh Mạnh Tử) tam thiên". (Để chọn láng giềng tốt cho Mạnh Tử, bà mẹ đã phải dời chỗ ở những ba lần), theo kết quả khảo cứu, thì chẳng có sự thật đó.


Mạnh Tử vốn là hậu duệ của Mạnh Tôn, thuộc dòng dõi Lỗ công, vì đã di cư sang xứ Châu (nước nhỏ phụ thuộc vào Lỗ), nên coi như là người Châu. Mạnh Tử theo học thầy Tử Tư từ thuở trẻ (Tử Tư là cháu nội của Khổng Tử), bình sinh lấy việc tuyên dương đạo Khổng làm chí hướng, cho nên đến thời trung niên, cũng như Khổng Tử đời trước, chu du qua nhiều nước như Tống, Tuyết, Tề, Nguỵ, Lỗ, Châu, Lương v.v... Căn cứ theo sách "Mạnh Tử", thì những nhân vật chính trị đương quyền mà Mạnh Tử đã được tiếp xúc là Lương Huệ Vương, Lương Tương Vương, Tề Tuyên Vương, Châu Mục Công và Đằng Văn Công.


Trong lịch trình chu du liệt quốc, Mạnh Tử đến nước Lương vào năm 320 tr. CN bởi lúc đó, Lương Huệ Vương đang chiêu sính hiền sĩ bốn phương. Khi Mạnh Tử bệ kiến Lương Huệ Vương, câu đầu tiên vua Lương nêu ra ngay, là vấn đề có tính cách tiêu biểu cho các quốc gia đương thời: "Hà dĩ lợi ngô quốc?" (Làm sao để có lợi cho nước ta?). Đứng vào lập trường của nhà cầm quyền, Lương Huệ Vương coi trọng vấn đề công lợi vì nước, chẳng có gì là sái cả, nhưng với một hiền sĩ coi nhân nghĩa là lý tưởng cao cả nhất như Mạnh Tử, thì đó là điều hại, cho nên đã xây ra cuộc tranh luận dữ dội về Nghĩa và Lợi, giữa Lương huệ Vương cùng Mạnh Tử. Khi đã kiên trì giá trị Nhân Nghĩa cao hơn công lợi, thì lời của Mạnh Tử không thể nghe lọt vào tai vua Lương được, Người đành tạm thời lưu lại nước Lương, để chờ cơ duyên khác. Sang năm sau Huệ Vương mất, con là Tương Vương lên kế vị, Mạnh Tử lại được triệu kiến vấn chính, nhưng đã bỏ Lương sang Tề, bởi hoàn toàn thất vọng với Lương tương Vương, "Trông thì chẳng giống một vị chúa, gần thì chẳng thấy có uy nghi tí nào” như lời Mạnh Tử đã đánh giá.

Aug 7, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Trang Tử

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com

Trang Tử


1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Trang Tử tên Chu, người nước Tống gần như cùng thời với Mạnh Tử, nhưng vì là một "ẩn giả", cho nên đời sau chẳng được rõ làm về thân thế cùng đời tư của Trang Tử. Tuy nhiên, trong giới trí thức Trung Quốc, xưa cũng như nay, ít có ai lại chẳng biết đến Trang Tử, bởi Người đã có trước tác để lại trên trăm ngàn lời, trong đó có rất nhiều truyện ngụ ngôn, liên quan tới đời sống bản thân của Trang Tử. Dù cho những truyện đó có thật hay giả tạo, cũng đã dựng lên một hình bóng Trang Tử sống động trong lòng người, lưu truyền trên lịch sử Trung Quốc hơn hai ngàn năm nay. Thật ra phần đông người Trung Hoa vẫn chưa rõ lắm về triết lý nhân sinh của Trang Tử, nhưng ai nấy đều thích nghe truyện Trang Tử. Từ đó, người ta cũng đã hiểu được phần nào, Trang Tử là một con người ra sao.

Aug 6, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Mặc Tử (479 – 381 BC)

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com


Mặc Tử (khoảng 479 – 381 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời


Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng.


Mặc Tử là một nhân vật cực lực phản đối chiến tranh, đã từng du hành qua các nước Tề, Vệ, Tống, Ngụy, Việt và Sở, đến đâu cung tuyên truyền thuyết "Phi công". Có lần Tề sắp ra quân đánh Lỗ, Mặc Tử tức tốc sang gặp thẳng tướng Tề là Hạn Ngưu, nhắc lại sự tích Ngô đánh Việt, hạ Sở, phá Tề đều đắc thắng cả, song kết cuộc là quốc phá gia vong, Ngô vương Phù Sai chết thảm, rồi kết luận rằng: Tề mà đánh Lỗ là một hành động sai lầm to". Tiếp theo, Mặc Tử xin bệ kiến Tề vương, ví chiến tranh là con dao hai lưỡi, thuyết phục được vua Tề, bỏ ý định đánh Lỗ.

Aug 3, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers : Confucius (551-479)

Original Title in Vietnamese: Khổng Tử
By Author: Ngô Quân
Publisher: Dai Nam California
Source: maxreading.com 


Khổng Tử (551 – 479 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời

Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự Trọng Ni nguyên quán ở Làng Xương Bình, nước Lỗ đời Chu. Nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Cha tên Hột, là một lực sĩ trứ danh đương thời. Có lần nước Tề tiến công nước Lỗ, quân Lỗ bị vây. Vào đêm, Khổng Hột chỉ huy 300 dũng sĩ phá được vòng vây, cứu thoát quan Đại Phu là Tạng Hột. Sau đó, cưới bà Nhan Thị, thân sinh Khổng Tử.

Cha là một chiến sĩ anh dũng, nhưng chẳng may mất sớm vào năm Khổng Tử mới lên ba tuổi. Kế đó chẳng bao lâu, mẹ lại qua đời, Khổng Tử trở thành đứa con mồ côi, trong một gia đình nghèo khổ, nhưng rất hiếu học, năm ba mươi tuổi đã là một nhà học vấn nổi tiếng. Năm đó, Khổng Tử bắt đầu nhận dậy học trò, là người đầu tiên mở trường tư thục vào thời phong kiến, vốn chỉ con em vua quan, hàng quý tộc mới có dịp học hỏi từ chương.

Aug 2, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Tuân Tử (298 – 238 BC)

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com


Tuân Tử (298 – 238 trước Công Nguyên)

 1. Sơ Yếu Cuộc Đời
 
Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết "Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm "Tế tửu , một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu. Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. 

Aug 1, 2018

The 7 Greatest Chinese Philosophers - Hàn Phi Tử (280 – 233 BC)

Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com

 

Hàn Phi Tử (280 – 233 trước Công Nguyên)

1. Sơ Yếu Cuộc Đời


Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo hợc đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận ".