Original Title in Vietnamese
By Author: Ngô Quân
Publisher: California
Source: maxreading.com
Tuân Tử (298 – 238 trước Công Nguyên)
1. Sơ Yếu Cuộc Đời
1. Sơ Yếu Cuộc Đời
Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt
tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng
hô "Tuân Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ,
chỉ biết "Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm
Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ
25 Sở Khảo Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử
chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du
hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan
Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh
Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được
người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm "Tế tửu , một danh
hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng rốt cuộc chẳng được trọng
dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy. Lúc
đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu. Phạm Tuy hỏi
cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần.
Đáp lại câu hỏi đó, trước hết,
Tuân Tử ca ngợi Tần là một nước có tập tục tốt, núi non đẹp, hơn nữa là,
quan lại dốc lòng vì dân, triều đình làm việc mau mắn. Nhưng tiếp theo
thì vuốt mặt chẳng nể mũi, thẳng lời phê bình nước Tần hãy còn khiếm
khuyết đạo Nho. Chiếu theo tiêu chuẩn của Tuân Tử thì, thiếu đạo Nho tức
là thiếu Lễ nghĩa, mà lễ nghĩa là linh hồn của quốc gia. Tuân Tử khen
điều hay, chê điều dở của Tần một cách thẳng thắn, chẳng ngại mếch lòng
ai như vậy là thái độ nhận chân nghiêm túc, phải là phải, trái là trái
của con người Nho học. Song cũng vì thế, nên Tuân Tử đã thiếu dịp may
thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của mình, đành phải trở về
cố quốc. Ở Triệu là nơi nước nhà, Tuân Tử từng biện luận phép dụng binh
với Lâm Vũ Quân, trước mặt Triệu Hiếu Thành Vương. Lâm Vũ Quân dựa vào
nguyên tắc "xuất kỳ bất ý, công kỳ bất bị" của Tôn Tử binh pháp, cho
ràng kẻ dùng binh giỏi, bao giờ cũng "quyền mưu thế lợi " và "công đoạt
biến trá", nghĩa là không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian trá nào. Ngược lại,
Tuân Tử có quan điểm khác hẳn, Người nhấn mạnh kẻ giỏi về quân sự là
biết "thiện phụ dân", tức là dựa vào sức mạnh của dân một cách hiệu quả.
Tuân Tử cho rằng, được dân ủng hộ mới nắm chắc phần thắng, cho nên
"thiện phụ dân", là cái vốn quý nhất của người điều khiển chiến tranh.
Tiếc thay, ngay tại bản quốc cũng không đắc chí Tuân Tử lại tái xuất ngoại, sang nước Sở. Tại Sở, Tuân Tử được Xuân Thân Quân bổ làm huyện lệnh huyện Lan Lăng, rồi từ đó định cư luôn tại chỗ, không trở về cố quốc nữa. Vào những năm cuối cùng, lúc tuổi về già, Tuân Tử mở trường tư thục dạy học và viết sách, sáng lập ra học phái Lan Lăng, tạo dựng phong khí thư hương cho xứ này. Từ đó, học trò Lan Lăng hay lấy chữ "Khanh" đặt tự, để kỷ niệm thầy Tuân Tử.
Người đời sau hay hiểu một cách tổng quát là, lúc về già, Khổng Tử cùng Mạnh Tử đều cáo lão về vườn, lập ngôn và trước tác. Thật ra, bảo trọng Khổng - Mạnh lập ngôn là đúng, nhưng viết sách vị tất đã đúng. Riêng Tuân Tử, trong thời gian ở Lan Lăng, chẳng những đã lập ngôn, mà còn lập thư nữa. Ba mươi ba thiên trong cuốn sách mà Tuân Tử đã viết, là một bộ tác phẩm, có hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh nhất của phái Nho học thời Chu - lân. (Nói như vậy, không có nghĩa là cuốn "Tuân Tử" ngày nay, hoàn toàn do một tay Tuân Tử viết ra, bởi cổ tịch nào cũng có phần tả thêm, hoặc ít hoặc nhiều ngôn luận của các nhà Nho đời sau). Tuy rằng, trong triết lý tư tưởng của Tuân Tử, có một số khác biệt với Khổng - Mạnh, nhưng về lập trường căn bản của Người đối với thế sự, nhất là thái độ khẳng định giá trị lý tưởng chính trị của nhà Nho, thì chẳng có khác gì với Khổng - Mạnh. Có lẽ cũng vì thế mà cuộc đời của Tuân Tử cũng chẳng khác chi mấy, so với Khổng Tử và Mạnh Tử.
Tiếc thay, ngay tại bản quốc cũng không đắc chí Tuân Tử lại tái xuất ngoại, sang nước Sở. Tại Sở, Tuân Tử được Xuân Thân Quân bổ làm huyện lệnh huyện Lan Lăng, rồi từ đó định cư luôn tại chỗ, không trở về cố quốc nữa. Vào những năm cuối cùng, lúc tuổi về già, Tuân Tử mở trường tư thục dạy học và viết sách, sáng lập ra học phái Lan Lăng, tạo dựng phong khí thư hương cho xứ này. Từ đó, học trò Lan Lăng hay lấy chữ "Khanh" đặt tự, để kỷ niệm thầy Tuân Tử.
Người đời sau hay hiểu một cách tổng quát là, lúc về già, Khổng Tử cùng Mạnh Tử đều cáo lão về vườn, lập ngôn và trước tác. Thật ra, bảo trọng Khổng - Mạnh lập ngôn là đúng, nhưng viết sách vị tất đã đúng. Riêng Tuân Tử, trong thời gian ở Lan Lăng, chẳng những đã lập ngôn, mà còn lập thư nữa. Ba mươi ba thiên trong cuốn sách mà Tuân Tử đã viết, là một bộ tác phẩm, có hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh nhất của phái Nho học thời Chu - lân. (Nói như vậy, không có nghĩa là cuốn "Tuân Tử" ngày nay, hoàn toàn do một tay Tuân Tử viết ra, bởi cổ tịch nào cũng có phần tả thêm, hoặc ít hoặc nhiều ngôn luận của các nhà Nho đời sau). Tuy rằng, trong triết lý tư tưởng của Tuân Tử, có một số khác biệt với Khổng - Mạnh, nhưng về lập trường căn bản của Người đối với thế sự, nhất là thái độ khẳng định giá trị lý tưởng chính trị của nhà Nho, thì chẳng có khác gì với Khổng - Mạnh. Có lẽ cũng vì thế mà cuộc đời của Tuân Tử cũng chẳng khác chi mấy, so với Khổng Tử và Mạnh Tử.
2. Tư Tưởng Của Tuân Tử
Tuân Tử cũng như Mạnh
Tử, cả hai đều là nhân vật lịch sử, thừa kế tư tưởng, phát triển học
thuyết của đức thầy Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ.
Trên lịch sử Trung quốc, Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới
một nấc, so với Khổng Tử, sách "Mạnh Tử" được liệt vào mười ba kinh
thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim, ai nấy đều nên học hỏi theo truyền
thống. Còn sách "Tuân Tử" thì trái lại, không được người đời coi trọng,
thậm chí có chỗ còn bị coi như dị đoan". Xét ra thì có hai nguyên
nhân, tạo nên hiện lượng bất thường này: Một là, vì Tuân Tử đề ra "Tính
ác", ngược lại với "Tính thiện" của Mạnh Tử; hai là, có hai đệ tử của
Tuân Tử sau này, là Hàn Phi cùng Lý Tư, đều là nhân vật chủ chốt, trong
thế cuộc dẫn tới bạo chính của nhà Tần.
Người ta đã so sánh phần dị biệt về tư tưởng, giữa Tuân Tử với Mạnh Tử, ngoài vấn đề "tính ác" với "tính thiện" ra, còn có những điểm sau đây:
1/- Mạnh Tử thuộc về chủ nghĩa "tiên nghiệm"; Tuân Tử thuộc về chủ nghĩa "kinh nghiệm".
2/- Mạnh Tử chú trọng về "tâm tính", nhằm xây dựng một hệ thống triết lý cho Nho học; Tuân Tử thì để ý về vấn đề chính trị, xã hội nhiều hơn, nhằm giải quyết sự việc thật
3/- Trong phần tu dưỡng tâm tính, Mạnh Tử chủ trương "quả dục"; Tuân Tử chủ trương "túc dục".
4/- Về phần bổng lộc, Mạnh Tử vẫn giữ nguyên thể chế thế tập với thái độ bảo thủ; Tuân Tử thì chủ trương "vô đức bất quý, vô năng bất quan". (kẻ thiếu đức không đáng hưởng địa vị cao sang, người thiếu tài không được làm quan), có khuynh hướng chống quy tắc thế lộc (con cháu được hưởng lộc ông cha), muốn giải thoát con người ra ngoài cương tỏa của chế độ phong kiến.
5/- Mạnh Tử cố chấp về giá trị lý tưởng cao cả, coi nhẹ việc làm cho quốc gia giầu mạnh; Tuân Tử thích ứng với trào lưu mới hơn, luôn luôn nhấn mạnh, phải làm thế nào cho quốc gia phú cường.
Tuy nhiên, người ta công nhận, giữa Mạnh Tử và Tuân Tử cũng có nhiều điểm tương đồng sau đây:
(a) Cả hai đều tôn sùng Chu công và Khổng Tử, và có ý thức quý dân hơn vua.
(b) Đều nhấn mạnh, tánh cách quan trọng của đạo đức và nhân phẩm con người.
(c) Khinh miệt thuyết "hợp tung", "liên hoành" của Tô Tần và Trương Nghi.
(d) Phê phán rất nghiêm khắc, các học thuyết khác đương thời.
Nói chung, tư tưởng của Tuân Tử có những điểm nổi bật sau đây:
1/- Luận tâm theo lý tít Tuân Tử bảo: "Tâm tri đạo, nhiên hậu khả đạo; khả đạo nhiên hậu năng thủ đạo dĩ cấm phi đạo". (Khi lòng người đã hiểu đạo thì đạo mới hành; đạo có hành thì người ta mới giữ theo đạo và ngăn ngừa những gì trái đạo). Theo Tuân Tử thì, công dụng của "tâm" là để "tri đạo" nghĩa là đạo Ơ ngoài tâm, là đối tượng để cho tâm tìm hiểu một cách khách quan. Như vậy thì khác với tư tưởng của Khổng - Mạnh. cho là đạo ở ngay trong lòng người (tâm). Cũng bởi khác nhau về trạng thái tâm linh, cho nên Khổng - Mạnh đã trở thành giáo phái, Tuân Tử thì tự thành học phái. Kẻ thành giáo phái thuộc mẫu "Chúa cứu thế”; người thành học phái thuộc mẫu "nhà học vấn". Tư tưởng của hai đàng sở dĩ khác nhau, là bởi hai mẫu người khác nhau.
2/- Khi luận về trí thức, Tuân Tử rằng: "Phàm dĩ tri, nhân chi tính giã; khả dĩ trì, vật chi lý giã". (Sự hiểu biết là bản tính của con người; những gì mà người ta biết được, đó là lý lẽ của sự vật). Câu trước có hàm nghĩa "năng tri", câu sau có hàm nghĩa "Sở tri", năng tri và sở tri kết hợp nhau, là thành trí thức.
3/- Luận về Trời (Tạo hóa), Tuân Tử giữ thái độ hoài nghi, phủ định tính cách chủ tể của Trời, cho rằng Trời chẳng có liên can gì tới vấn đề trị loạn, hưng vong của thế gian. Thái độ này là điều kiện tất yếu cho nhà khoa học, trong số các nhà triết học truyền thống cổ Trung Quốc, ít ai có được lối nhìn quý hóa này.
4/- Tuân Tử chú trọng đặc biệt về trí thức, chủ trương để trí thức quyết định cho hành vi của con người. Điểm này có giá trị đặc biệt, bổ khuyết cho học thuyết Khổng - Mạnh, bởi trong suốt cuộc đời, Khổng Tử chưa hề có lời khẳng định, tầm quan trọng của kinh nghiệm và trí thức.
5/- Dầu cho tư tưởng của Tuân Tử, có khác biệt với Khổng - Mạnh, nhưng Người không phủ định hẳn truyền thống nhà Chu, chẳng qua là, văn hóa nhà Chu đối với Khổng Tử, thì có ý nghĩa về đạo đức cùng giáo hóa, khi đến tay Tuân Tử thì áp dụng vào lý luận trí thức, xây dựng thành hệ thống Lễ, Nghĩa của quốc gia, xã hội. Đặc điểm này của Tuân Tử, rất ăn khớp với câu "Trí thức tức là đạo đức danh ngôn của triết gia Tây phương Sơcrates. Tiếc rằng, Tuân Tử chưa hoàn thành được toàn bộ triết lý theo quan niệm "trí thức luận", có lẽ Vì nguồn tư tưởng của Người đã bị giới hạn vô hình, bởi nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc chăng.
Ngoài năm điểm trên, trong tư tưởng của Tuân Tử, còn một điểm nổi bật nữa là, thuyết "Tính bản ác". Phần đông người ta đã hiểu lầm chân ý của Tuân Tử về tính ác của con người. Thật ra thì Tuân Tử có bảo: "Tính giả thiên chi tựu”. Nghĩa là khi sinh ra, người ta đã sẵn cái nhân tính tự nhiên. Nhân tính đó, ví như tờ giấy trắng, được nhuộm màu gì sẽ ra màu ấy. Sở dĩ nhân tính có thể thành ra ác, là bởi lòng người nảy sinh dục vọng, như Tuân Tử đã bảo: "Kim nhân chi tính, sinh nhi háo lợi yên, thuận chi, cố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên... Sinh nhi hữu nhĩ mục chi dục, hữu háo thanh sắc yên, thuận chi, cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lý vong yên. Nhiên tắc, túng nhân chi tính, thuận nhân chi tình, tất xuất ư tranh đoạt, thạp ư phạm nhân loạn lý, nhi quy ư bạo... Dụng thử quan chi, nhiên tắc nhân chi tính ác minh dĩ". (Tính người ngày nay, trời sinh có kẻ hiếu lợi, do đó, mới sinh ra vấn đề tranh đoạt mà mất đi đức tính khiêm nhường... Trời sinh người ta có thứ dục vọng bởi tai mắt, thích nghe cái hay, nhìn cái đẹp do đó. mới sinh ra vấn đề dâm loạn, mà mất đi lễ nghĩa, đạo lý văn hóa. Vậy thì, nếu cứ chiều theo tính và thuận theo tình của con người, thì sẽ diễn ra cảnh tranh giành, phạm tội loạn ly, rồi quy hết về bạo lực... Cứ nhìn theo đó thì đã quá rõ ràng, tính người là ác vậy). Đấy là lý luận của Tuân Tử, giải thích tại sao bản tính của con người, từ chỗ trong trắng dẫn tới chỗ ác hại. Vậy phải làm sao để khử được ác, giúp cho con người hướng về thiện? Tuân Tử nhận định rằng, hành động tội ác của con người, là do hậu quả bị ảnh hưởng, bởi những yếu tố phản đạo lý trong văn hóa, vậy thì phải cậy những yếu tố hạp đạo lý trong văn hóa, mới có thể chữa trị được. Nói cách khác, phương pháp trừ ác của Tuân Tử là phát huy công dụng giáo hóa của Lễ và Nghĩa, rồi cậy Lễ, Nghĩa kìm hãm hành vi tham lam của con người. Thật ra, cách trừ ác của Tuân Tử nói trên, vốn là một lối phổ thông nhất, trong xã hội lễ giáo mà Trung Quốc đã có sẵn cái truyền thống đó. Chẳng qua vì người ta chỉ để ý đến cách giáo hóa bằng lòng "Nhân" của Khổng Tử và bằng đức "Nghĩa" của Mạnh Tử, mà chẳng nhớ tới cách giáo hóa Lễ, Nghĩa bằng phép vua của Tuân Tử đó thôi.
Vê mặt tư tưởng chính trị của Tuân Tử, một phần là thừa kế chủ thuyết của Khổng - Mạnh; phần khác là thuộc về sáng kiến riêng của Người. Trong phần thừa kế, có hai điểm rõ rệt nhất là "quý dân" và "thượng hiền". Sách "Tuân Tử" có rất nhiều chỗ nói về "quý dân" tựu trung có ba điểm chính:
(1) Thương dân nước sẽ mạnh, như câu "ái dân giả cường, bất ái dân giả nhược". (Kẻ thương dân thì mạnh, kẻ không thương dân là yếu)
(2) Thương dân thì chúa sẽ an vị, như câu "Quân giả châu giã; thứ nhân giả, thủy giã; thủy tắc tải châu, thủy lắc phúc châu, thử chi vị giã. Cố quân nhân giả, dục an, tắc mạc nhược bình chính ái dân dĩ". (Vua ví như thuyền; dân ví như nước; nước chở được thuyền thì cũng lật được thuyền. Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếu muốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa bình và biết thương dân).
(3) Lập luận dân quý vua khinh, như câu "Thiên chi sinh dân, phi vi quân giã; thiên chi lập quân, dĩ vi dân giã". (Trời sinh ra dân, chẳng phải vì vua; trời lập ra vua ấy là vì dân). Điểm này hoàn toàn phù hợp với lời "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", của Mạnh Tử. Về phần "thượng hiền", cũng có ba quan điểm rõ rệt là:
(a) Chọn hiền sĩ có thể giúp cho vua an vị, như câu tuyển hiền trưởng... như thị tắc thứ nhân an chính; thứ nhân an chính, nhiên hậu quân tử an vị". (Tuyển dụng kẻ hiền tài giúp việc nước... như thế là dân sống yên nhờ chính trị tốt; dân có yên chính, thì chúa mới yên vị được).
(b) Đức phải xứng với vị, như câu "Vô đức bất quý, vô năng bất quan, vô công bất thưởng, vô tội bất phạt... (Kẻ thiếu đức không được ở địa vị cao sang, người kém tài thì không được làm quan, chẳng có công thì đừng thưởng, chẳng có tội thì đừng phạt...).
(c) Phê phán kẻ bất kính hiền, khác nào loài cầm thú, như câu "Nhân hiền nhi bất kính, tắc thị cầm thú giã". (Không biết kính trọng kẻ hiền sĩ, tức là loài cầm thú vậy).
Riêng về phần sáng kiến độc đáo của Tuân Tử, tức là chủ nghĩa Lễ trị. Điều này sở dĩ khác biệt với Khổng - Mạnh, là vì trong vấn đề trị nước, Khổng - Mạnh định luận theo ý niệm đạo đức, có tính cách chủ quan; còn Tuân Tử thì định luận theo giáo hóa Lễ, Nghĩa, có tính cách khách quan. Lý do rất giản dị là, xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, chẳng phải là thứ xã hội pháp trị. nên chỉ trọng vào phép vua để trị nước chưa đủ, còn phải cậy vào Lễ, Nghĩa để giáo hóa và bổ túc, mới được hoàn hảo hơn. Do đó, Tuân Tử coi Lễ, Nghĩa là nền tảng của chính trị quốc gia, chẳng những là pháp chế để thống ngự thần dân, đồng thời còn là then chốt của cuộc trị loạn, hưng vong của một nước.
Người ta đã so sánh phần dị biệt về tư tưởng, giữa Tuân Tử với Mạnh Tử, ngoài vấn đề "tính ác" với "tính thiện" ra, còn có những điểm sau đây:
1/- Mạnh Tử thuộc về chủ nghĩa "tiên nghiệm"; Tuân Tử thuộc về chủ nghĩa "kinh nghiệm".
2/- Mạnh Tử chú trọng về "tâm tính", nhằm xây dựng một hệ thống triết lý cho Nho học; Tuân Tử thì để ý về vấn đề chính trị, xã hội nhiều hơn, nhằm giải quyết sự việc thật
3/- Trong phần tu dưỡng tâm tính, Mạnh Tử chủ trương "quả dục"; Tuân Tử chủ trương "túc dục".
4/- Về phần bổng lộc, Mạnh Tử vẫn giữ nguyên thể chế thế tập với thái độ bảo thủ; Tuân Tử thì chủ trương "vô đức bất quý, vô năng bất quan". (kẻ thiếu đức không đáng hưởng địa vị cao sang, người thiếu tài không được làm quan), có khuynh hướng chống quy tắc thế lộc (con cháu được hưởng lộc ông cha), muốn giải thoát con người ra ngoài cương tỏa của chế độ phong kiến.
5/- Mạnh Tử cố chấp về giá trị lý tưởng cao cả, coi nhẹ việc làm cho quốc gia giầu mạnh; Tuân Tử thích ứng với trào lưu mới hơn, luôn luôn nhấn mạnh, phải làm thế nào cho quốc gia phú cường.
Tuy nhiên, người ta công nhận, giữa Mạnh Tử và Tuân Tử cũng có nhiều điểm tương đồng sau đây:
(a) Cả hai đều tôn sùng Chu công và Khổng Tử, và có ý thức quý dân hơn vua.
(b) Đều nhấn mạnh, tánh cách quan trọng của đạo đức và nhân phẩm con người.
(c) Khinh miệt thuyết "hợp tung", "liên hoành" của Tô Tần và Trương Nghi.
(d) Phê phán rất nghiêm khắc, các học thuyết khác đương thời.
Nói chung, tư tưởng của Tuân Tử có những điểm nổi bật sau đây:
1/- Luận tâm theo lý tít Tuân Tử bảo: "Tâm tri đạo, nhiên hậu khả đạo; khả đạo nhiên hậu năng thủ đạo dĩ cấm phi đạo". (Khi lòng người đã hiểu đạo thì đạo mới hành; đạo có hành thì người ta mới giữ theo đạo và ngăn ngừa những gì trái đạo). Theo Tuân Tử thì, công dụng của "tâm" là để "tri đạo" nghĩa là đạo Ơ ngoài tâm, là đối tượng để cho tâm tìm hiểu một cách khách quan. Như vậy thì khác với tư tưởng của Khổng - Mạnh. cho là đạo ở ngay trong lòng người (tâm). Cũng bởi khác nhau về trạng thái tâm linh, cho nên Khổng - Mạnh đã trở thành giáo phái, Tuân Tử thì tự thành học phái. Kẻ thành giáo phái thuộc mẫu "Chúa cứu thế”; người thành học phái thuộc mẫu "nhà học vấn". Tư tưởng của hai đàng sở dĩ khác nhau, là bởi hai mẫu người khác nhau.
2/- Khi luận về trí thức, Tuân Tử rằng: "Phàm dĩ tri, nhân chi tính giã; khả dĩ trì, vật chi lý giã". (Sự hiểu biết là bản tính của con người; những gì mà người ta biết được, đó là lý lẽ của sự vật). Câu trước có hàm nghĩa "năng tri", câu sau có hàm nghĩa "Sở tri", năng tri và sở tri kết hợp nhau, là thành trí thức.
3/- Luận về Trời (Tạo hóa), Tuân Tử giữ thái độ hoài nghi, phủ định tính cách chủ tể của Trời, cho rằng Trời chẳng có liên can gì tới vấn đề trị loạn, hưng vong của thế gian. Thái độ này là điều kiện tất yếu cho nhà khoa học, trong số các nhà triết học truyền thống cổ Trung Quốc, ít ai có được lối nhìn quý hóa này.
4/- Tuân Tử chú trọng đặc biệt về trí thức, chủ trương để trí thức quyết định cho hành vi của con người. Điểm này có giá trị đặc biệt, bổ khuyết cho học thuyết Khổng - Mạnh, bởi trong suốt cuộc đời, Khổng Tử chưa hề có lời khẳng định, tầm quan trọng của kinh nghiệm và trí thức.
5/- Dầu cho tư tưởng của Tuân Tử, có khác biệt với Khổng - Mạnh, nhưng Người không phủ định hẳn truyền thống nhà Chu, chẳng qua là, văn hóa nhà Chu đối với Khổng Tử, thì có ý nghĩa về đạo đức cùng giáo hóa, khi đến tay Tuân Tử thì áp dụng vào lý luận trí thức, xây dựng thành hệ thống Lễ, Nghĩa của quốc gia, xã hội. Đặc điểm này của Tuân Tử, rất ăn khớp với câu "Trí thức tức là đạo đức danh ngôn của triết gia Tây phương Sơcrates. Tiếc rằng, Tuân Tử chưa hoàn thành được toàn bộ triết lý theo quan niệm "trí thức luận", có lẽ Vì nguồn tư tưởng của Người đã bị giới hạn vô hình, bởi nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc chăng.
Ngoài năm điểm trên, trong tư tưởng của Tuân Tử, còn một điểm nổi bật nữa là, thuyết "Tính bản ác". Phần đông người ta đã hiểu lầm chân ý của Tuân Tử về tính ác của con người. Thật ra thì Tuân Tử có bảo: "Tính giả thiên chi tựu”. Nghĩa là khi sinh ra, người ta đã sẵn cái nhân tính tự nhiên. Nhân tính đó, ví như tờ giấy trắng, được nhuộm màu gì sẽ ra màu ấy. Sở dĩ nhân tính có thể thành ra ác, là bởi lòng người nảy sinh dục vọng, như Tuân Tử đã bảo: "Kim nhân chi tính, sinh nhi háo lợi yên, thuận chi, cố tranh đoạt sinh, nhi từ nhượng vong yên... Sinh nhi hữu nhĩ mục chi dục, hữu háo thanh sắc yên, thuận chi, cố dâm loạn sinh, nhi lễ nghĩa văn lý vong yên. Nhiên tắc, túng nhân chi tính, thuận nhân chi tình, tất xuất ư tranh đoạt, thạp ư phạm nhân loạn lý, nhi quy ư bạo... Dụng thử quan chi, nhiên tắc nhân chi tính ác minh dĩ". (Tính người ngày nay, trời sinh có kẻ hiếu lợi, do đó, mới sinh ra vấn đề tranh đoạt mà mất đi đức tính khiêm nhường... Trời sinh người ta có thứ dục vọng bởi tai mắt, thích nghe cái hay, nhìn cái đẹp do đó. mới sinh ra vấn đề dâm loạn, mà mất đi lễ nghĩa, đạo lý văn hóa. Vậy thì, nếu cứ chiều theo tính và thuận theo tình của con người, thì sẽ diễn ra cảnh tranh giành, phạm tội loạn ly, rồi quy hết về bạo lực... Cứ nhìn theo đó thì đã quá rõ ràng, tính người là ác vậy). Đấy là lý luận của Tuân Tử, giải thích tại sao bản tính của con người, từ chỗ trong trắng dẫn tới chỗ ác hại. Vậy phải làm sao để khử được ác, giúp cho con người hướng về thiện? Tuân Tử nhận định rằng, hành động tội ác của con người, là do hậu quả bị ảnh hưởng, bởi những yếu tố phản đạo lý trong văn hóa, vậy thì phải cậy những yếu tố hạp đạo lý trong văn hóa, mới có thể chữa trị được. Nói cách khác, phương pháp trừ ác của Tuân Tử là phát huy công dụng giáo hóa của Lễ và Nghĩa, rồi cậy Lễ, Nghĩa kìm hãm hành vi tham lam của con người. Thật ra, cách trừ ác của Tuân Tử nói trên, vốn là một lối phổ thông nhất, trong xã hội lễ giáo mà Trung Quốc đã có sẵn cái truyền thống đó. Chẳng qua vì người ta chỉ để ý đến cách giáo hóa bằng lòng "Nhân" của Khổng Tử và bằng đức "Nghĩa" của Mạnh Tử, mà chẳng nhớ tới cách giáo hóa Lễ, Nghĩa bằng phép vua của Tuân Tử đó thôi.
Vê mặt tư tưởng chính trị của Tuân Tử, một phần là thừa kế chủ thuyết của Khổng - Mạnh; phần khác là thuộc về sáng kiến riêng của Người. Trong phần thừa kế, có hai điểm rõ rệt nhất là "quý dân" và "thượng hiền". Sách "Tuân Tử" có rất nhiều chỗ nói về "quý dân" tựu trung có ba điểm chính:
(1) Thương dân nước sẽ mạnh, như câu "ái dân giả cường, bất ái dân giả nhược". (Kẻ thương dân thì mạnh, kẻ không thương dân là yếu)
(2) Thương dân thì chúa sẽ an vị, như câu "Quân giả châu giã; thứ nhân giả, thủy giã; thủy tắc tải châu, thủy lắc phúc châu, thử chi vị giã. Cố quân nhân giả, dục an, tắc mạc nhược bình chính ái dân dĩ". (Vua ví như thuyền; dân ví như nước; nước chở được thuyền thì cũng lật được thuyền. Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếu muốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa bình và biết thương dân).
(3) Lập luận dân quý vua khinh, như câu "Thiên chi sinh dân, phi vi quân giã; thiên chi lập quân, dĩ vi dân giã". (Trời sinh ra dân, chẳng phải vì vua; trời lập ra vua ấy là vì dân). Điểm này hoàn toàn phù hợp với lời "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", của Mạnh Tử. Về phần "thượng hiền", cũng có ba quan điểm rõ rệt là:
(a) Chọn hiền sĩ có thể giúp cho vua an vị, như câu tuyển hiền trưởng... như thị tắc thứ nhân an chính; thứ nhân an chính, nhiên hậu quân tử an vị". (Tuyển dụng kẻ hiền tài giúp việc nước... như thế là dân sống yên nhờ chính trị tốt; dân có yên chính, thì chúa mới yên vị được).
(b) Đức phải xứng với vị, như câu "Vô đức bất quý, vô năng bất quan, vô công bất thưởng, vô tội bất phạt... (Kẻ thiếu đức không được ở địa vị cao sang, người kém tài thì không được làm quan, chẳng có công thì đừng thưởng, chẳng có tội thì đừng phạt...).
(c) Phê phán kẻ bất kính hiền, khác nào loài cầm thú, như câu "Nhân hiền nhi bất kính, tắc thị cầm thú giã". (Không biết kính trọng kẻ hiền sĩ, tức là loài cầm thú vậy).
Riêng về phần sáng kiến độc đáo của Tuân Tử, tức là chủ nghĩa Lễ trị. Điều này sở dĩ khác biệt với Khổng - Mạnh, là vì trong vấn đề trị nước, Khổng - Mạnh định luận theo ý niệm đạo đức, có tính cách chủ quan; còn Tuân Tử thì định luận theo giáo hóa Lễ, Nghĩa, có tính cách khách quan. Lý do rất giản dị là, xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, chẳng phải là thứ xã hội pháp trị. nên chỉ trọng vào phép vua để trị nước chưa đủ, còn phải cậy vào Lễ, Nghĩa để giáo hóa và bổ túc, mới được hoàn hảo hơn. Do đó, Tuân Tử coi Lễ, Nghĩa là nền tảng của chính trị quốc gia, chẳng những là pháp chế để thống ngự thần dân, đồng thời còn là then chốt của cuộc trị loạn, hưng vong của một nước.
3. Công Tích Của Tuân Tử Đối Với Nho Học
Giả thử chúng ta nhìn
Nho học bằng khái niệm tổng quát, thì thấy Khổng Tử thuộc về đạo
"Nhân", Mạnh Tử thuộc về đạo "Nghĩa", còn Tuân Tử thì thuộc về đạo
"Trí". Nhân giả, giàu tình thương, có lòng thành khẩn và tâm hồn quảng
đạt; Nghĩa giả, cương trực tiết tháo, thị phi phân minh, biểu lộ khí
phách hiên ngang, độc lập của phần tử trí thức; Trí giả, nhận xét sự
vật bằng lý tính, phải là phải, trái là trái, không bị ảnh hưởng bởi
tình cảm. Dùng lý trí khách quan của Tuân Tử, bổ túc cho đạo đức chủ
quan của Khổng - Mạnh, giúp cho chủ thuyết Nho học càng hoàn hảo hơn,
hội đủ điều kiện tất yếu, vừa là giáo phái, vừa là học phái. Phần bổ
túc đó, có ba điểm trọng đại nhất sau đây:
1/- Túc dục: Khổng Tử từng chủ trương "tiên phú hậu giáo" Mạnh Tử cũng từng khuyên vua chúa, nên hữu sản hóa cho lê dân, chứng tỏ Nho học đã có sẵn quan niệm "túc dục" (thỏa mãn cho đòi hỏi). Song, quan niệm đó, vô tình lại mâu thuẫn với giá trị căn bản trong tư tưởng Khổng - Mạnh, như Khổng Tử từng bảo: "Quân tử mưu đạo bất mưu thực". Và Mạnh Tử cũng kêu gọi người đời nên "quả dục" (bớt đòi hỏi đi). Trái lại, giá trị căn bản của Tuân Tử bất do Nhân, bất do Nghĩa mà đánh giá vào chữ LỄ". Một trong những công hiệu của Lễ, là "Dưỡng nhân chi dục cấp nhân chi cầu”. (Chấp nhận những đòi hỏi chính đáng của người ta, và thỏa mãn theo nhu cầu cho người ta). Cho nên Tuân Tử đề xướng chính sách tăng gia sản xuất cho nước giàu mạnh, đặng có đủ điều kiện "túc dục" cho dân.
2/- Hợp quần: Đây là tư tưởng xã hội của Tuân Tử với câu: "Lực bất nhược ngưu, tẩu bất nhược mã, nhi ngưu mã vi dụng hà giã? Viết: Nhân năng quần, bỉ bất năng quần... Cố nhân sinh bất năng vô quần, quần nhi vô phấn tắc tranh, tranh tắc loạn, loạn tắc ly, ly tắc nhược, nhược tắc bất năng thắng vật... Năng dĩ sư thân vị chi hiếu, năng dĩ sư huynh vị chi dễ, năng dĩ sư thượng vị chi thuận, năng dĩ sư hạ vị chi quân. Quân giả, thiện quần giã, quần đạo đương, tắc vạn vật giai đắc kỳ nghi". (Sức chẳng mạnh bằng trâu, chạy chẳng nhanh bằng ngựa, sao trâu ngựa lại để cho ta khiển dụng? Câu trả lời là: Người ta biết hợp quần, trâu ngựa không biết hợp quần... Cho nên người ta sinh ra chẳng thể không hợp quần, nhưng đã hợp quần mà không định phận là tranh giành nhau, hễ tranh là loạn, loạn thì chia rẽ nhau, chia rẽ nhau thì yếu, đã yếu thì chẳng thành tựu được việc gì cả... Biết lấy đạo hợp quần mà thờ song thân gọi là hiếu, biết lấy đạo hợp quần mà trọng đàn anh, gọi là đễ, biết lấy đạo hợp quần mà kính bề trên, gọi là thuận, biết lấy đạo hợp quần mà xử kẻ dưới, gọi là chúa. Người làm chúa phải giỏi đạo hợp quần, đạo hợp quần tốt, là tất cả mọi sự vật đều được giải quyết một cách thỏa đáng). Đoạn văn này của Tuân Tử gồm có bốn điểm chánh sau đây:
(1) Hợp quần là một trong những đặc tính của loài người. Nói khác đi, con người là loài động vật có đặc tính xã hội, nhờ vậy mới ưu việt hơn các loài động vật khác.
(2) Hợp quần tốt, là một phương thức giải quyết được các vấn đề phân tranh trong xã hội.
(3) Hợp quần cũng là một phương cách, tiến hành sự việc chung trong xã hội, và mọi người đều có vị trí cùng quyền lợi tương xứng.
(4) Tuân Tử muốn lấy đạo hợp quần thay thế cho giá trị cũ của đạo hiếu đễ. Nghĩa là, một khi con người ta đã góp phần cống hiến thích đáng cho xã hội, thì kể như đã làm tròn bổn phận trong đạo Hiếu và Để rồi.
3/- Bình đẳng: Khổng Tử từng chủ trương bình đẳng về kinh tế, như câu: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân". (Chẳng lo ít, chỉ lo chia không đều), nhưng tư tưởng bình đẳng của Tuân Tử thì hướng về địa vị xã hội nhiều hơn.
Bởi vì đưa ra chủ trương bình đẳng về kinh tế, trong lúc xã hội cổ Trung Quốc còn rất nghèo nàn về điều kiện vật chất, xét ra chẳng có ý nghĩa gì cho lắm. Trái lại, ý thức bình đẳng về địa vị xã hội, mới đúng là một đòn đả kích mạnh, nhắm vào chếđộ phong kiến, một thể chế chính trị bất hợp lý của tầng lớp quý tộc. Riêng về điểm này, Tuân Tử đã nói rất rõ: "Tuy vương, công, sĩ đại phu chi tử tôn, bất năng thuộc ư lễ nghĩa, tắc quy chi thứ nhân; tuy thứ nhân chi tử tôn giã, tích văn học, chánh thân hạnh, năng thuộc ư lễ nghĩa, tắc quy chi khanh tướng, sĩ đại phu . (Dù là con cháu của bậc vương công, sĩ đại phu chăng nữa, nếu chẳng vào khuôn phép Lễ Nghĩa, thì nên đánh xuống hạng thường dân; tuy là con cháu của thường dân, giá như có học thức cao, hạnh kiểm tốt, thuộc vào khuôn phép Lễ Nghĩa, thì nên nâng lên hàng khanh tướng, sĩ đại phu).
Tuân Tử có thể kết luận là, một triết gia theo chủ nghĩa nhân bản. Ở Trung Quốc, Khổng Tử là người khởi xướng chủ nghĩa nhân bản, nhưng so sánh ra thì, chủ nghĩa nhân bản của Tuân Tử có nhiều tiến bộ hơn. Một là, tuy Tuân Tử cũng nhiệt tình với nền văn hóa truyền thống, nhưng không có ý phục cổ, trái lại, còn rất mạnh dạn phê bình người xưa. Ngoài Khổng Tử ra, ít có nhân vật tiêu biểu nào trong các học phái thời Chu Tần, thoát khỏi lời phê bình của Tuân Tử, kể cả Mạnh Tử và Tử Tư. Tuy nhiên, khi phê bình, Tuân Tử luôn luôn đứng vào cương vị học thuật để đánh giá tư tưởng của người khác. Hai là, Tuân Tử chú trọng thực tiễn hơn là lý thuyết suông, cho nên luôn luôn nhấn mạnh vấn đề chính trị xã hội, gạt bỏ mọi ý tưởng than thoại ảo huyền, theo đuổi lý tưởng giải phóng con người. Đáng liếc là, lừ đời Chu Tần trở đi, xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội nặng về truyền thống, chính trị Trung Quốc vẫn là chính trị chuyên chế vua quan, thiếu các chất tố dân chủ khoa học như trong xã hội Tây phương, rút cuộc phong trào nhân văn, mà các triết gia thời Chu Tần đã khởi xướng trước đây trên hai ngàn năm, bị mai một từ đời nọ qua đời kia.
1/- Túc dục: Khổng Tử từng chủ trương "tiên phú hậu giáo" Mạnh Tử cũng từng khuyên vua chúa, nên hữu sản hóa cho lê dân, chứng tỏ Nho học đã có sẵn quan niệm "túc dục" (thỏa mãn cho đòi hỏi). Song, quan niệm đó, vô tình lại mâu thuẫn với giá trị căn bản trong tư tưởng Khổng - Mạnh, như Khổng Tử từng bảo: "Quân tử mưu đạo bất mưu thực". Và Mạnh Tử cũng kêu gọi người đời nên "quả dục" (bớt đòi hỏi đi). Trái lại, giá trị căn bản của Tuân Tử bất do Nhân, bất do Nghĩa mà đánh giá vào chữ LỄ". Một trong những công hiệu của Lễ, là "Dưỡng nhân chi dục cấp nhân chi cầu”. (Chấp nhận những đòi hỏi chính đáng của người ta, và thỏa mãn theo nhu cầu cho người ta). Cho nên Tuân Tử đề xướng chính sách tăng gia sản xuất cho nước giàu mạnh, đặng có đủ điều kiện "túc dục" cho dân.
2/- Hợp quần: Đây là tư tưởng xã hội của Tuân Tử với câu: "Lực bất nhược ngưu, tẩu bất nhược mã, nhi ngưu mã vi dụng hà giã? Viết: Nhân năng quần, bỉ bất năng quần... Cố nhân sinh bất năng vô quần, quần nhi vô phấn tắc tranh, tranh tắc loạn, loạn tắc ly, ly tắc nhược, nhược tắc bất năng thắng vật... Năng dĩ sư thân vị chi hiếu, năng dĩ sư huynh vị chi dễ, năng dĩ sư thượng vị chi thuận, năng dĩ sư hạ vị chi quân. Quân giả, thiện quần giã, quần đạo đương, tắc vạn vật giai đắc kỳ nghi". (Sức chẳng mạnh bằng trâu, chạy chẳng nhanh bằng ngựa, sao trâu ngựa lại để cho ta khiển dụng? Câu trả lời là: Người ta biết hợp quần, trâu ngựa không biết hợp quần... Cho nên người ta sinh ra chẳng thể không hợp quần, nhưng đã hợp quần mà không định phận là tranh giành nhau, hễ tranh là loạn, loạn thì chia rẽ nhau, chia rẽ nhau thì yếu, đã yếu thì chẳng thành tựu được việc gì cả... Biết lấy đạo hợp quần mà thờ song thân gọi là hiếu, biết lấy đạo hợp quần mà trọng đàn anh, gọi là đễ, biết lấy đạo hợp quần mà kính bề trên, gọi là thuận, biết lấy đạo hợp quần mà xử kẻ dưới, gọi là chúa. Người làm chúa phải giỏi đạo hợp quần, đạo hợp quần tốt, là tất cả mọi sự vật đều được giải quyết một cách thỏa đáng). Đoạn văn này của Tuân Tử gồm có bốn điểm chánh sau đây:
(1) Hợp quần là một trong những đặc tính của loài người. Nói khác đi, con người là loài động vật có đặc tính xã hội, nhờ vậy mới ưu việt hơn các loài động vật khác.
(2) Hợp quần tốt, là một phương thức giải quyết được các vấn đề phân tranh trong xã hội.
(3) Hợp quần cũng là một phương cách, tiến hành sự việc chung trong xã hội, và mọi người đều có vị trí cùng quyền lợi tương xứng.
(4) Tuân Tử muốn lấy đạo hợp quần thay thế cho giá trị cũ của đạo hiếu đễ. Nghĩa là, một khi con người ta đã góp phần cống hiến thích đáng cho xã hội, thì kể như đã làm tròn bổn phận trong đạo Hiếu và Để rồi.
3/- Bình đẳng: Khổng Tử từng chủ trương bình đẳng về kinh tế, như câu: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân". (Chẳng lo ít, chỉ lo chia không đều), nhưng tư tưởng bình đẳng của Tuân Tử thì hướng về địa vị xã hội nhiều hơn.
Bởi vì đưa ra chủ trương bình đẳng về kinh tế, trong lúc xã hội cổ Trung Quốc còn rất nghèo nàn về điều kiện vật chất, xét ra chẳng có ý nghĩa gì cho lắm. Trái lại, ý thức bình đẳng về địa vị xã hội, mới đúng là một đòn đả kích mạnh, nhắm vào chếđộ phong kiến, một thể chế chính trị bất hợp lý của tầng lớp quý tộc. Riêng về điểm này, Tuân Tử đã nói rất rõ: "Tuy vương, công, sĩ đại phu chi tử tôn, bất năng thuộc ư lễ nghĩa, tắc quy chi thứ nhân; tuy thứ nhân chi tử tôn giã, tích văn học, chánh thân hạnh, năng thuộc ư lễ nghĩa, tắc quy chi khanh tướng, sĩ đại phu . (Dù là con cháu của bậc vương công, sĩ đại phu chăng nữa, nếu chẳng vào khuôn phép Lễ Nghĩa, thì nên đánh xuống hạng thường dân; tuy là con cháu của thường dân, giá như có học thức cao, hạnh kiểm tốt, thuộc vào khuôn phép Lễ Nghĩa, thì nên nâng lên hàng khanh tướng, sĩ đại phu).
Tuân Tử có thể kết luận là, một triết gia theo chủ nghĩa nhân bản. Ở Trung Quốc, Khổng Tử là người khởi xướng chủ nghĩa nhân bản, nhưng so sánh ra thì, chủ nghĩa nhân bản của Tuân Tử có nhiều tiến bộ hơn. Một là, tuy Tuân Tử cũng nhiệt tình với nền văn hóa truyền thống, nhưng không có ý phục cổ, trái lại, còn rất mạnh dạn phê bình người xưa. Ngoài Khổng Tử ra, ít có nhân vật tiêu biểu nào trong các học phái thời Chu Tần, thoát khỏi lời phê bình của Tuân Tử, kể cả Mạnh Tử và Tử Tư. Tuy nhiên, khi phê bình, Tuân Tử luôn luôn đứng vào cương vị học thuật để đánh giá tư tưởng của người khác. Hai là, Tuân Tử chú trọng thực tiễn hơn là lý thuyết suông, cho nên luôn luôn nhấn mạnh vấn đề chính trị xã hội, gạt bỏ mọi ý tưởng than thoại ảo huyền, theo đuổi lý tưởng giải phóng con người. Đáng liếc là, lừ đời Chu Tần trở đi, xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội nặng về truyền thống, chính trị Trung Quốc vẫn là chính trị chuyên chế vua quan, thiếu các chất tố dân chủ khoa học như trong xã hội Tây phương, rút cuộc phong trào nhân văn, mà các triết gia thời Chu Tần đã khởi xướng trước đây trên hai ngàn năm, bị mai một từ đời nọ qua đời kia.
About YourVietbooks.com
YourVietBooks recommends a selection of books and articles on Vietnam and about Vietnam, available partly in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Samples of their work are displayed under 'Comments' of each corresponding posting with the translator's reference. Contact Anh Tho Andres, yourvietbooks@gmail.com for more information on our services.