Hồ Sơ Mật 1963 giới thiệu với quảng đại độc giả một nguồn tài liệu tham cứu của chính phủ Mỹ, ký tự là FRUS, vốn khá quen thuộc với giới nghiên cứu nhưng lại vẫn còn xa lạ với độc giả Việt Nam.
Tập sách nầy gồm 26 tài liệu, trong đó hơn 80%, 21 tài liệu, là của chính phủ Mỹ. Những văn bản nầy của chính phủ (Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc trình, …) gồm 12 tài liệu, hơn 57%, là của Bộ Ngoai Giao Mỹ. 9 tài liệu còn lại là của Tòa Bạch Ốc (Cục An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select Committee to Study Governmental Operations).
FRUS, ký tự viết tắt của cụm từ Foreign Relations of the United States, là một tập hợp các tài liệu lịch sử chính thức liên hệ đến các quyết định quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ đã được giải mật và biên tập để công bố. Những tài liệu nầy do Văn phòng Sử gia (Office of the Historian) thuộc Bộ Ngoại giao soạn thảo và chịu trách nhiệm xuất bản, và do Sở Ấn loát Chính phủ (Government Printing Office) in ấn phát hành.
Tập hợp tài liệu đồ sộ nầy bắt đầu từ các biến cố ngoại giao từ thời chính quyền của Tổng thống Abraham Lincoln (1861) cho đến ngày nay.
Riêng tài liệu liên hệ đến Việt Nam dưới nhiệm kỳ Tổng thống Kennedy thì gồm 4 Tập, phủ dài thời gian 3 năm từ 1961 đến 1963. Hai tập cuối cùng, Tập III và Tập IV, được phát hành vào năm 1991 và phổ biến Online trên Internet vào đầu thập niên 2000.
Độc giả người Việt ở hải ngoại, ngay cả ở Mỹ, cũng ít nghe nói đến kho tài liệu đồ sộ và quý giá đã đựợc giải mật khá đầy đủ và dễ dàng truy cập Online nầy. Chỉ một số nhà nghiên cứu nghiêm túc là biết từ rất sớm về FRUS.
[Ví dụ: ...] Cách đây hơn 10 năm, trong bài viết ―Toàn Trị và Ngoại Thuộc vào tháng 5 năm 2003, giáo sư Cao Huy Thuần ở Pháp đã sử dụng 50 nguồn trích dẫn từ FRUS trong tổng số 53 cước chú của ông. Còn trong tiểu luận công phu ―„Phiến Cộng‟ trong Dinh Gia Long hoàn thành vào tháng 8 cũng năm 2003, tiến sĩ Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu ở Mỹ đã sử dụng 49 tham chiếu từ FRUS trong tổng số 149 cước chú của ông.
Sở dĩ FRUS đạt được độ tin cậy khá cao, do đó mức sử dụng khá nhiều, trong các công trình nghiên cứu là vì ba lý do:
- (i) Nói chung, FRUS là những tài liệu mật hoặc tuyệt mật (TOP SECRET) được trao đổi giới hạn giữa một số ít giới chức hành pháp rất cao cấp của Mỹ. Nội dung của những tài liệu nầy thường được làm cơ sở hoặc công cụ để thiết lập chính sách hoặc kế hoạch hành động cấp quốc gia, nên độ trung thực và tính chính xác của tài liệu, dù có lợi hay có hại cho chính quyền Mỹ, đều luôn luôn được người soạn thảo tài liệu cố gắng giữ ở mức tối đa;
- (ii) Cơ chế vận hành Check and Balance (Kiểm soát và Quân bình) của chính phủ Mỹ [và sau nầy với việc ban hành Freedom of Information Act năm 1966 (Đạo luật về Quyền tự do tiếp cận Thông tin)] cho phép hai ngành Lập pháp và Tư pháp cũng như bất kỳ người dân nào, sớm hay muộn, cũng truy cứu được thông tin của chính phủ. Thậm chí nếu cần, có thể xin tòa án can thiệp (subpoena) để được tiếp cận tài liệu. Vì biết rõ và vì làm việc trong khung nguyên tắc đó từ lâu nên trong quá trình hình thành các tài liệu, giới chức chọn lựa và soạn thảo FRUS đã phải cố gắng tránh những HỒ SƠ MẬT 1963 TỪ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ sai lầm, sơ hở, tối nghĩa, lạc dẫn, suy đoán, thậm chí dối trá, … ở mức tối đa;
- (iii) Tinh thần và đạo đức học thuật của giới nghiên cứu Mỹ là khá cao, lãnh vực nghiên cứu là khá đa dạng, và tranh chấp học thuật thì gay gắt trên trường quốc tế. Do đó, những học giả luôn đòi hỏi các nguồn cung cấp tài liệu, dù trong hay ngoài chính phủ, dù lãnh vực an ninh quốc gia hay bất kỳ lãnh vực nào, cũng phải duy trì một mức độ chuyên nghiệp trong các tài liệu để họ có thể tin tưởng sử dụng. Trong lãnh vực bang giao quốc tế có liên hệ đến Mỹ, FRUS là công cụ làm việc của giới nghiên cứu nên cũng phải chuyên nghiệp ở mức tối đa. Đó ít nhất là những lý do vì sao FRUS có độ khả tín khá cao.
(Source: http://thuvienhoasen.org/images/file/3wgfa51G0QgQAHUi/ho-so-mat-1963-final-dec-11-2013.pdf)
About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...
Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us