Dec 10, 2020

Book Review: Tổ quốc ăn năn – Nguyễn Gia Kiểng

Cái gì đã giam hãm trí tuệ Việt nam, không cho nó vượt thoát, sáng tạo và bay bổng?
“Tổ quốc ăn năn là một tác phẩm chính luận rất khác với những gì chúng ta thường đọc. Mục đích của nó là đề nghị một kế sách cho việc phát triển đất nước khi thật sự bước vào kỷ nguyên dân chủ đa nguyên. Nhưng không phảí chỉ có thế. Tác giả quyển sách đã trải qua kinh nghiệm của một nhà hoạt động, và dựa trên kinh nghiệm bản thân để nhận ra những khó khăn của một hành tnnh dân chủ và phát triển cho đất nước. Tác giả đã làm một việc rất mới đối với một luận văn chính trị: đó là duyệt lại đi sản của lích sử và văn hóa của dân tộc mà ông xem là những trở ngại chính cho một hành trình về tương lai phồn vinh cho đất nước. Di sản của lịch sử và văn hóa là những nguyên lai của sự kiện tại sao dân tộc chúng ta lại lạc hậu bần cùng như ngày nay. Duyệt lại di sản văn hóa của dân tộc là một việc lớn, và khó. Tác giả đã làm một việc như thế trong suốt ba phần đầu của sách. Một cống hiến xuất sắc nữa là tác giả đã đưa ra một chương trình kiến tạo lái đất nước để thật sự tiền về kỷnguyên dân chủ đa nguyên, phồn vinh và phát triển. Bàng bạc sau những trang viết là một tấm lòng nhân ái và tấm lòng lo trước của một công dân yêu tổ quốc thắm thiết.” 
Đoàn Xuân Kiên (Chuyên viên ngữ học, nhà bình luận, Lon don)

 

Cuộc hành trình vội vã qua lịch sử này có mục đích để chúng ta “mở mắt và nhỏ lệ” cho thân phận của đất nước mình. Chúng ta chiến tranh nhau quá. Không có dân tộc nào trên mặt đất này chịu nhiều chiến tranh như chúng ta. Chiến tranh đã khiến chúng ta trở thành một dân tộc không bình thường. Câu hỏi tại sao nước ta có địa thế tốt, con người cần mẫn và tinh khôn mà lại không vươn lên được có lẽ đã có câu trả lời. Chiến tranh đã đầy đọa chúng ta trong suốt dòng lịch sử để rồi trở thành một bản năng của chúng ta. Những người lãnh đạo cộng sản lấy những quyết định chiến tranh một cách thản nhiên dễ sợ. Nhưng họ cũng không khác bao nhiêu so với những người Việt nam khác, họ chỉ thể hiện một chứng bệnh tâm thần tập thể của chúng ta mà thôi.

Thử nhìn những cuộc tranh cãi chính trị tại hải ngoại. Chỉ vì một ý kiến không hợp ý mình, người ta có thể công kích nhau một cách thậm lệ, dữ dằn. Nếu có binh quyền trong tay chắc chắn là người ta không ngần ngại tuyên chiến.

Mộng ước của mọi người Việt nam hôm nay là đổi hướng đi của lịch sử và mở ra một kỷ nguyên của tiến bộ và hạnh phúc. Đó là một cuộc đổi đời rất lớn. Nhưng có cuộc đổi đời nào không đòi hỏi một thay đổi lớn về tâm lý? Nếu biết nhỏ lệ xót thương cho số phận của đất nước ta, biết dứt khoát tiêu diệt cái bản năng chiến tranh trong con người của môi chúng ta, biết lấy đối thoại, tương kính, tương nhượng làm căn bản dựng nước mới là chúng ta đã rút được bài học lịch sử quí giá nhất và đã vượt được trở ngại kinh khủng nhất.

Tại sao một nước lớn như Trung Quốc lại thường bị đánh bại rất dễ dàng? Tại Việt nam, một cách nghịch lý, tinh thần quốc gia đã xuất hiện dưới thời Pháp thuộc do ba yếu tố:
  • 1) Người Pháp giáo dục trí thức Việt nam theo văn hóa của họ, trong đó tinh thần quốc gia là một thành tố quan trọng;
  • 2) Vai trò của vua nhà Nguyễn trở thành mờ nhạt, họ không còn là chủ đất nước nữa, đất nước trở thành một tài sản chung của mọi người Việt đang bị người nước ngoài chiếm đoạt; và
  • 3) Chính sách phân biệt đói xử xấc xược của người Pháp khiến người Việt nam ý thức được rằng mình là một khối dân tộc cùng một tổ tiên và cùng chia sẻ một sự tủi nhục.
Cùng với thế kỷ 20 bắt đầu xuất hiện một số trí thức được gọi là các “nhà ái quốc”. Trong tuyệt đại đa số, nếu không muốn nói là lất cả các nhà ái quốc này đều kêu gọi canh tân, bỏ cũ theo mới. Xem bài này:

Cái gì đã giam hãm trí tuệ Việt nam, không cho nó vượt thoát, sáng tạo và bay bổng?  (Trich dan mot TG nguoi V o hai ngoai phan tich ve tinh sang tao cua nguoi Viet. Cac ban nghi sao?)

Giải thích đầu tiên là do lịch sử nước ta, mà chúng ta đã cùng nhau lược qua trong cuốn sách này (xem GT sach To quoc an nan). Chúng ta không phải là một dân tộc tự do. Trong hai ngàn năm sau công nguyên, nghĩa là gần như trọn chiều dài lịch sử đích thực của chúng ta, chúng ta đã bị ngoại thuộc hơn một ngàn năm, chúng ta đã phải chịu đựng những cuộc chiến thảm khốc trong phần lớn thời gian còn lại; ưu tư phải dành cho sự sống còn thay vì cho suy nghĩ và sáng tạo. Các chế độ tự chủ của ta chẳng qua cũng chỉ là những bạo quyền bản xứ. Chúng ta không có tự do. Và một con người không có tự do thì cũng không thể có óc sáng tạo.

Giải thích thứ hai là do địa lý. Nước ta được dựng lên từ châu thổ sông Hồng. Các công trình thủy lợi, đắp đê ngăn nước, đào kênh dẫn nước là chuyện sinh tử của xã hội. Chúng ta cần những chế độ bạo ngược áp đặt những hy sinh tàn nhẫn để chống cự với thiên nhiên cho sự sống sót của tập thể. Đó là số phận nô lệ chung trong quá trình hình thành của mọi dân tộc sống quanh những con sông lớn, với lưu lượng thay đổi đột ngột. Sau hàng ngàn năm bị chà đạp và hành hạ như thế, chúng ta hấp thụ bản chất nô lệ cộng thêm với cuộc sống nông dân cơ cực phải vật lộn với đất để lấy từ đất ra miềng ăn cho từng ngày. Kết quả là chúng không biết nhìn xa và sáng tạo. Cái địa lý đã nuôi ta cũng đồng thời để lại cho chúng ta những tì vết.

Vậy thì để vươn lên chúng ta phải thắng được di sản lịch sử và địa lý đó. Các tiến bộ kỹ thuật đã giải tỏa chúng ta khỏi ách nô lệ của đê điều. Còn lại là di sản tâm lý do quá khứ để lại. Chúng ta cần một quyết tâm sống như những con người tự do và xây dựng đất nước trên tự do, bởi vì chỉ có những con người tự do mới có khả năng sáng tạo.

Lịch sử và địa lý không giải thích tất cả. Còn những yếu tố khác mà chúng ta có lẽ đã chấp nhận do hoàn cảnh lịch sử và địa lý, nhưng với thời gian chúng đã đóng một vai trò còn quan trọng hơn.

Tại sao có sự thua kém đó?

Nguyên nhân của sự thua kém bi đát hiện nay như vậy chỉ là vì văn hóa của chúng ta quá tồi mà thôi. Vậy chúng ta phải thay đổi văn hóa nếu muốn vươn lên.

Mà văn hóa là gì? Đó lại là cả một câu hỏi phức lạp có thể tranh cãi vô cùng tận. Nhưng trong sự suy nghĩ để đi tìm tiến bộ chung, chúng ta có thể tạm chấp nhận một định nghĩa thu hẹp: văn hóa của một dân tộc là toàn bộ những nhận thức và những giá trị đã tạo ra cho dân tộc đó một cách suy nghĩ và hành động, một cách tiếp cận và ứng xử với môi trường chung quanh.

Đến đây cần nhấn mạnh, và nhấn thực mạnh, một điều. Đó là nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy tất cả mọi giá trị, tốt cũng như xấu, đều hiện diện trong mọi nền văn minh, hay cũng như dở. Điều khác biệt là tầm quan trọng tương đối của các giá trị trong mỗi nền văn hóa. Các nền văn hóa khác nhau không phải vì chúng chứa dựng những giá trị khác nhau mà vì chúng dành cho các giá trị những trọng lượng khác nhau. Và sự khác biệt này có thể đưa đến những hậu quả cực kỳ lớn. Con sên cũng chuyển động, con ngựa cũng chuyển động, nhưng hai con vật này không chuyển động với cùng một vận tốc. Như vậy, trong cuộc thảo luận về văn hóa, chúng ta đừng nên mất thì giờ để biện luận Khổng Giáo cũng có cái này, Công Giáo cũng có cái kia, Phật Giáo cũng có cái nọ, v.v… Khi chúng ta nói cần thay đổi văn hóa (hay cần làm một cuộc cách mạnh văn hóa) là chúng ta muốn nói cần thay đổi trọng lượng tương đối của các giá trị dựa trên kinh nghiệm của những dân tộc tiến bộ chứ không phải là cần nhập cảng giá trị này, loại bỏ giá trị kia.

Không phải là một tình cờ mà Việt nam và Trung Quốc có thân phận gần giống nhau. Cả hai nước đều chịu những thảm kịch lớn, đều vướng mắc với một chủ nghĩa đã bị đào thải, đều thua kém bi đát trong khi những người dân của cả hai nước lập nghiệp tại nước ngoài đều khá thành công. Cũng không phải là một sự tình cờ mà Đảng cộng Sản Việt nam luôn luôn lẽo đẽo chạy theo Đảng cộng sản Trung Quốc như các vua chúa nhà Nguyễn lẽo đẽo chạy theo triều Thanh. Cùng một văn hóa đưa tới cùng một cách suy nghĩ và hành động, và cuối cùng đưa tới những chọn lựa giống nhau. Việt nam cùng một văn hóa với Trung Quốc, nghĩa là cùng đề cao một số giá trị và cùng xem thường một số giá trị khác, bởi vì đã bị lệ thuộc Trung Quốc trong hơn một ngàn năm và đã cố gắng rập khuôn theo Trung Quốc trong gian một ngàn năm sau đó.

Ngày nay, trước hoàn cảnh bi đát của đất nước, nhiều người đã thao thức đặt vấn đề làm thế nào để đưa đất nước đi lên. Đại đa số những phát biểu này thuộc hai loại.
  • Loại thứ nhất phân tích những sai lầm hoặc tố giác những đã tâm trong quá khứ đã đưa đến tình trạng hiện nay.
  • Loại thứ hai quay lưng lại với quá khứ và hướng về tương lai, gồm những đề nghị về kế hoạch và kinh tế, đôi khi dựa trên những thống kê được sưu tập khá công phu.
Tôi cho cả hai cách tiếp cận này đều không đúng. Nếu vẫn giữ nguyên một văn hóa cũ thì dù không làm sai lầm này người ta cũng sẽ làm sai lầm khác. Còn các kế hoạch kinh tế tài chánh thì tôi hoàn toàn dị ứng. Không phải vì ta thực hiện kế hoạch kinh tế này thay vì kế hoạch kinh tế khác mà đất nước ta sẽ khá hơn. Những “chuyên gia” nghĩ như vậy không hiểu gì về kinh tế và tạo ra cho người khác những ảo tưởng sai lầm. Họ không đóng góp mà còn đánh lạc hướng những suy tư khỏi nguyên nhân chính của mọi đau khổ của chúng ta hiện nay.

Chúng ta đã như ngày nay bởi vì chúng ta đã có một văn hóa tồi tệ. Chúng ta chỉ vươn lên được nếu ý thức được rằng văn hóa của ta tồi, cần phải thay thế bằng một văn hóa khác. Ngay cả nếu chỉ giới hạn trong phát triển kinh tế mà thôi thì cũng cần ý thức rằng phát triển kinh tế chủ yếu vẫn chỉ là một vấn đề tâm lý và văn hóa.

Văn hóa Khổng Giáo trở thành độc hại không phải vì nó sai ngay từ đầu mà vì nó đã không biết đổi mới. Nó đã khai thác triệt để hai tính xấu của Khổng Tử là tinh thần thủ cựu, bài bác điều mới lạ, và tinh thần bất dung (thí dụ như việc giết thiếu chính Mão chỉ vì ông Mão có tài biện luận và không đồng ý với Khổng Tử).

Không những thế nó còn bóp méo tư tưởng của chính Khổng Tử.

Một thí dụ của sự xuyên tạc đó là tinh thần an bần lạc đạo, nghĩa là cam phận nghèo mà vui với đạo đức. Tinh thần này theo các nho sĩ lấy từ một câu trong Luận Ngữ: “người quân tử chỉ lo giữ đạo lý chứ không lo nghèo” (quân tử ưu đạo bất ưu bần). Nhưng Khổng Tử nào đâu có ý định nói như thế.

Ông nói nguyên văn như thế này: “Người quân tử mưu tìm học đạo chứ không mưu tìm miếng ăn. Làm ruộng có khi mất mùa cũng đói, còn học đạo thì có lộc. Người quân tử chỉ cần lo học cho giỏi chứ đừng sợ nghèo” (Quân tử mưu đạo bất mưu thực. Canh dã, nỗi tại kỳ trung hĩ. Học dã, lộc tại kỳ trung hĩ. Quân Tử ưu đạo bất ưu bần). Đó chỉ là một lời khuyên thực dụng mà thôi, có nghĩa là cứ lo học đi rồi sẽ được làm quan và sẽ có ăn. Nên nhớ rằng mục đích của việc “học đạo” chỉ là để được làm quan. Ý Khổng Tử qua câu nói này hoàn toàn không phải là sự chấp nhận nghèo khổ miễn là sống hợp đạo đức. (Cần hiểu chữ “đạo” của Khổng Tử đồng nghĩa với “nghề”, nghĩa là học thi, thư, lễ, nhạc cho thạo để ra làm quan chứ không phải là “đạo đức” như ta hiểu). Chính Khổng Tử cũng rất ham phú quí, ông từng nói “phú quí mà cầu được thì dù phải làm kẻ cầm roi đánh xe ngựa ta cũng nhận” (phú quí nhi khả cầu dã, tuy chấp tiên chi sĩ, ngô diệc vi chi). Khổng Tử lương thiện nhưng không phải vì thế mà ông đề cao sự nghèo khổ. Ông đã đi khắp nơi cầu được làm quan, có lúc sẵn sàng làm gia nhân cho những kẻ giàu có phản trắc. Nhân sinh quan của ông rất thực dụng: cầu ích lợi cho mình và sống lương thiện. Đó là một nhân sinh quan rất khiêm tốn về mặt đạo đức.

Vì đâu đã có phát triển? TG mời độc giả cùng quan sát những kinh nghiệm phát triển đầu tiên và những nước mới phát triển gần đây. Phát triển đã nảy sinh tại một số quốc gia khi, do một sự tinh cờ của hoàn cảnh lịch sử, bộ máy chính quyền trở thành vắng mặt hay gần như vắng mặt, quần chúng được một không gian tự do hơn hẳn và vì thế đã tổ chức cuộc sống cộng đồng trên căn bản đồng thuận và tương kính. Hoặc vì không muốn hoặc vì không được phép, họ đã không tìm kiếm uy quyền để khống chế lẫn nhau mà chỉ thi đua nhau làm giàu trong một luật chơi công bình. Xem thêm: http://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/to-quoc-an-nan-cai-tuoi-dai-kho/

Những thí dụ phản bác

Những phân vân về tương quan giữa dân chủ và phát triển có ít nhất ba nguyên nhân.

  • Một là, trên thực tế phát triển kinh tế cũng thúc đẩy dân chủ và tự do vì thế mà chúng ta dễ lẫn lộn hậu quả với nguyên nhân.
  • Hai là do chính hiệu lực nhanh chóng của tự do dân chủ: nó lập tức đưa đến tiến bộ về mặt kinh tế, do đó một số người không nhận ra cái gì trước cái gì sau.
  • Ba là, vì nhiều lý do, trong đó lý do quan trọng nhất là sự kháng cự của những người lãnh đạo không chịu từ bỏ lập tức những đặc quyền đặc lợi, dân chủ và tự do không tới toàn bộ cùng một lúc mà thường tới từng đợt một, dưới sức ép của thực tại xã hội theo từng mức độ phát triển người quan sát thiếu chăm chú khó thấy được rằng ở mỗi giai đoạn một mức độ dân chủ tự do lớn hơn đã cho phép một mức độ phát triển lớn hơn. Xem thêm: http://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/to-quoc-an-nan-nhung-thi-du-phan-bac/
Nói một cách tổng quát, phe phản bác dân chủ đưa ra ba lập luận cùng với những nghiên cứu thống kê về các nước đang phát triển.
  • 1) Lập luận thứ nhất là các chính quyền dân chủ, vì lệ thuộc vào lá phiếu của cử tri, không dám thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng để áp đặt tiết kiệm dùng cho đầu tư.
  • 2) Lập luận thứ hai là thế giới cạnh tranh gay gắt hiện nay, Nhà nước do đó sẽ phải can thiệp một cách thường xuyên và tích cực để chỉ huy cố gắng phát triển. 
  • 3) Lập luận thứ ba là một lập luận thuần túy chính trị. Nó có thể tóm lược như sau: các nước chưa mở mang cũng là những nước mà các định chế chính trị (luật pháp, chính phủ, quốc hội, các tòa án, v v.) còn mới và yếu; một chế độ dân chủ trong bối cảnh này sẽ đặt các định chế chính trị dưới áp lực quá mạnh của các đòi hỏi mâu thuẫn từ xã hội dân sự (tôn giáo, địa phương, nghiệp đoàn, hội đoàn) Do đó các nước chưa mở mang cần một chính quyền thật mạnh, nghĩa là độc tài, để bảo đảm sự ổn vững cần thiết cho phát triển. Xem thêm phân tích những lý luận này duoi link sau: http://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/to-quoc-an-nan-nhung-lap-luan-phan-bac/

Note ATA: (Trich dan mot TG nguoi Viet o hai ngoai phan tich ve tinh sang tao cua nguoi Viet.)

About YourVietbooks.com
YourVietBooks is a selection of books and articles on and about Vietnam. Categories include: Culture, History, Vietnam War, Politics, Biographies, Contemporary Vietnam, International Relations, Doing Business in Vietnam, Reference and Languages, Zen Buddhism, Philosophy, Art and Literature. Some articles are available only in English, French, German or Vietnamese. Our qualified and experienced translators can provide translations of e-books or articles on demand. Read more...



Samples of Translation | Our Translators | Need a quote? | Contact us